Răng khôn “mọc dại” khi mang bầu có thể làm nguy hiểm đến tính mạng thai nhi

Khi mang bầu, người mẹ nào cũng sợ thai nhi gặp nguy hiểm, sợ con sinh ra phát triển chậm, suy dinh dưỡng. Ở góc độ nha khoa, một trong những nguy cơ tiềm ẩn có thể biến “nỗi sợ” này thành thật là việc mẹ bầu có “răng khôn mọc dại”. Xem xét nhổ răng khôn tiền hôn nhân, đặc biệt trước mang thai là điều mà các tổ chức y tế khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Nữ giới thường có răng khôn mọc “oái oăm” hơn

Răng khôn (răng 8) là răng mọc cuối cùng khi khung hàm đã phát triển hoàn toàn nên rất dễ mọc ngầm, mọc lệch và gây ra nhiều phiền toái, sưng đau, biến chứng trong và sau khi mọc. Nhổ răng khôn là biện pháp cần thiết mà nhiều người cần làm để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Đặc biệt với nữ giới, răng khôn lại là một vấn đề gây “đau đầu” hơn rất nhiều so với nam giới. Theo bác sĩ Quang Anh – Chuyên gia nhổ răng khôn tại Nha khoa ViDental với kinh nghiệm nhổ trung bình 600 chiếc răng/tháng: “Số lượng bệnh nhân là nữ giới mà tôi tiếp nhận nhổ răng khôn hàng tháng thường cao hơn nam giới, xấp xỉ tỉ lệ 1,25:1”.

Theo bác sĩ, có 4 nguyên nhân chính giải thích cho việc này:

  • Tốc độ tăng trưởng của nữ thường nhanh hơn nam nên răng khôn nữ giới mọc nhanh hơn.
  • Hình thái xương hàm dưới thanh mảnh, ít góc cạnh và chế độ ăn tương đối mềm ở nữ khiến răng khôn dễ mọc lệch, ngầm nhiều hơn. (Răng khôn mọc lệch, ngầm là răng phức tạp nhất, gây nhiều biến chứng nhất).
  • Nữ giới thường có động lực vệ sinh răng miệng, mối bận tâm về ngoại hình và thẩm mỹ lớn hơn.
  • Xu hướng khám sức khỏe trước mang thai ngày càng được quan tâm do nhiều người nhận thức được hậu quả khôn lường mà răng khôn có thể gây ra trong khi mang bầu.”

 Xem thêm: Những biến chứng nghiêm trọng mà răng khôn có thể gây ra

Tại sao cần nhổ răng khôn trước khi mang thai?

Có 2 lý do chính mà nữ giới cần nhổ răng khôn trước khi mang thai:

Thứ nhất, răng khôn mọc hoặc gây biến chứng bất ngờ trong quá trình mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Lúc này, cơ thể của phụ nữ sẽ rất nhạy cảm, nội tiết tố và lượng canxi trong cơ thể thay đổi sẽ khiến “phái yếu” càng yếu hơn. Vì thế, các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công răng miệng của nữ giới, khiến chị em dễ bị sâu răng, viêm lợi, nhiễm trùng răng miệng….

Những chiếc răng khôn mọc dại lúc này sẽ thừa cơ xông lên, gây đau sưng, viêm nhiễm cho nhiều mẹ bầu. Bị viêm nhiễm khiến việc ăn uống của người mẹ khó khăn, không hấp thụ đủ dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất, thai nhi có thể chậm phát triển và suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, em bé sau khi ra đời sẽ có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch kém hiệu quả, dễ gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng nếu mẹ cũng bị sâu trong quá trình mang thai.

Thậm chí, mọc răng khôn trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Áp xe cơ, phải bỏ thai nhi là một trong những “nỗi kinh hoàng” mà tại Việt Nam đã có những mẹ bầu phải đối mặt.

Thứ hai, nhổ răng khôn trong khi mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, tỉ lệ rủi ro cao.

Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ ( American Pregnancy Association – APA) khuyến nghị, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên hoãn tất cả các thủ tục không cần thiết (chẳng hạn như tẩy trắng răng) cho đến khi em bé chào đời. Ngay cả khi rủi ro là tối thiểu, tốt nhất vẫn nên tránh để em bé đang phát triển gặp phải các tác dụng phụ tiềm ẩn của các phương pháp điều trị.

Có thể nói, nhổ răng khôn tiền hôn nhân cũng quan trọng như việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung, thủy đậu, cúm, sởi – quai bị – rubella, bạch hầu – uốn ván – ho gà trước khi sinh con.

Xác định khả năng nên nhổ hay giữ răng khôn miễn phí

Kỹ thuật nhổ răng khôn nhẹ nhàng, an toàn cho nữ giới

Hiện nay, kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu đang là biện pháp mà nhiều chị em lựa chọn. Phương pháp nhổ này có những ưu điểm vượt trội, giúp phái yếu có trải nghiệm nhổ răng khôn nhẹ nhàng, an toàn hơn gấp 3 lần so với các phương pháp thông thường:

  • Xâm lấn tối thiểu, không đau khi nhổ, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng và sưng đau.
  • Thời gian nhổ nhanh, chỉ từ 2 phút do được kết hợp với máy móc công nghệ cao. Bệnh nhân phục hồi nhanh sau nhổ vì được phục hồi bằng kháng thể tự thân.
  • Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng.

 Xem thêm: Kỹ thuật nhổ răng khôn xâm lấn tối thiểu – sự cải tiến đột phá trong nha khoa 

Nhiều bạn nữ có trải nghiệm nhổ răng khôn nhẹ nhàng với phương pháp xâm lấn tối thiểu, thêm phần “chắc cú” tiền hôn nhân. (Ảnh chụp tại Nha khoa ViDental)

Trong trường hợp khẩn cấp, triệu chứng nào cần phải can thiệp răng khôn khi mang thai?

Các bác sĩ phẫu thuật răng miệng thường tránh nhổ răng khi mang thai và chỉ thực hiện trong trường hợp khẩn cấp. Vì nhổ một chiếc răng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị căng thẳng và ảnh hưởng đến thai nhi. Tương tự, trong trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng hoặc viêm nướu, điều này cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé.

Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp, mẹ bầu có thể phải cân nhắc việc nhổ răng (tránh 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ) nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:

Răng bị nhiễm trùng hoặc bị sâu răng nặng

Miệng con người kết nối trực tiếp với các bộ phận khác trên cơ thể. Thật không may, nhiễm trùng trong miệng không được điều trị có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và làm các tình trạng bệnh lý khác trở nên trầm trọng hơn (như tiểu đường thai kỳ).

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2021, 25%-40% trường hợp sinh non có liên quan đến mầm bệnh truyền nhiễm. Hơn nữa, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến nướu của bạn dễ bị viêm, chảy máu và nhiễm trùng hơn.
Vì vậy, hãy tìm đến các bác sĩ nha khoa có tay nghề cao để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng trước khi nó có cơ hội lây lan.

Nguy cơ tổn thương răng hoặc nướu vĩnh viễn


Một chiếc răng khôn mọc ngầm có khả năng gây ra một loạt vấn đề khác có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi, bao gồm:

  • Bệnh về nướu: làm sưng đau, viêm nhiễm nướu
  • Sâu răng: ốm nghén hoặc buồn nôn khi mang thai có thể làm tăng mức độ axit trong miệng và khiến men răng bị suy giảm, dẫn đến sâu răng.
  • U nang: sự phát triển thêm giữa các răng là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ hai, nguyên nhân là do có thêm mảng bám trong miệng, thường co lại sau khi sinh.

Ngoài những triệu chứng này, nếu mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội ở nướu và răng thì cần đến các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa ngay để được bác sĩ đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Tóm lại, xem xét nhổ răng khôn trong độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là trước khi mang thai (20 – 35 tuổi) là một trong những điều mà nữ giới cần phải thực hiện trên hành trình chạm tới hạnh phúc “mẹ tròn con vuông”.

Tư vấn tình trạng răng khôn với bác sĩ kinh nghiệm nhổ 10.000+ răng

Xem thêm:

 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 30/08/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *