Thuốc Trị Viêm Nha Chu: Công Dụng Và Cách Sử Dụng 11 Loại Thuốc
Nội dung chính
Thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau dạng uống và dạng bôi là những nhóm thuốc cần thiết trong điều trị viêm nha chu. Bài viết này sẽ tổng hợp top 11 loại thuốc trị viêm nha chu được đánh giá hiệu quả cao nhất hiện nay. Bạn đọc lưu ý nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bệnh viêm nha chu khi nào cần dùng thuốc?
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, viêm nha chu là bệnh lý nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng hơn so với viêm nướu thông thường. Ở bệnh này, toàn bộ tổ chức nha chu đều bị tổn thương và nguy cơ phá huỷ cấu trúc chân răng rất cao.
Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp chăm sóc răng miệng kỹ càng. Khi mắc bệnh, nếu xác định được mức độ cụ thể để sử dụng loại thuốc phù hợp thì các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.
Bệnh viêm nha chu được xác định ngay từ biểu hiện đầu tiên là hình thành mảng bám và cao răng tích tụ ở viền chân răng. Tuy nhiên để biết được viêm nha chu uống thuốc gì, khi nào cần dùng thuốc thì bạn vẫn cần được thăm khám nha khoa. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám lâm sàng và phim chụp Xquang để chỉ định loại thuốc điều trị bệnh nha chu phù hợp.
Top 11 loại thuốc điều trị viêm nha chu tốt nhất
Khi điều trị viêm nha chu, dùng thuốc là điều bắt buộc vì hầu hết các giai đoạn của bệnh đều cần dùng thuốc. Các nhóm thuốc được dùng trong điều trị bệnh này bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức, sưng, phù nề.
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn – tác nhân chính gây viêm nha chu.
- Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, thường thuộc nhóm non-steroid.
- Thuốc kháng viêm có chứa corticoid: Thường được dùng cho các trường hợp bị viêm nha chu mạnh, viêm cấp tính, sưng đau nhiều và có thể bội nhiễm.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc thường được chỉ định trong đơn điều trị bệnh viêm nha chu:
Thuốc giảm đau paracetamol
Paracetamol là loại thuốc giảm đau thông dụng nhất hiện nay, được dùng trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh răng lợi có kèm triệu chứng sưng và đau nhức. Thuốc có dạng viên nén, viên sủi, dung dịch uống hoặc hỗn dịch tiêm. Paracetamol dạng uống được sử dụng phổ biến nhất.
Paracetamol có tác dụng giảm nhanh chóng các cơn đau nhức từ nhẹ tới nặng. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn có khả năng hạ sốt nhanh khi được sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên, thuốc ít có tác dụng với trường hợp đau do viêm khớp.
Liều dùng thông thường:
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thuốc phải được dùng đúng theo cân nặng của trẻ, liều dùng khuyến nghị là 10 – 15mg/kg cân nặng. Không được uống quá 5 lần/ngày.
- Với người trưởng thành: mỗi lần uống từ 1 – 2 viên loại 500mg tuỳ theo mức độ đau nhức.
- Mỗi lần uống thuốc cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng
Thuốc giảm đau do viêm nha chu Aspirin
Thuốc giảm đau Aspirin thuộc nhóm kháng viêm non-steroid. Cơ chế tác động của thuốc này là ngăn chặn các vật chất tự nhiên không thuộc cơ thể con người, từ đó giảm cảm giác đau nhức và sưng tấy. Aspirin thường được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm nha chu cấp tính, có dấu hiệu bội nhiễm, có mủ ở túi nha chu.
Liều dùng thông thường:
- Mỗi lần uống 1 – 2 viên loại 250 – 500mg tuỳ theo mức độ viêm cụ thể. Mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
- Thuốc không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, từ 1 tuổi trở lên dùng theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh điều trị viêm nha chu Cefixim
Cefixim là một trong những loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc trị viêm nha chu. Thuốc được dùng ở dạng viên uống, có thành phần chính là Cefixim Trihydrat, thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin.
Cefixim cho tác dụng tốt nhất với các trường hợp viêm nha chu do nhiễm khuẩn gram âm. Đặc biệt, thuốc được chỉ định khi test kháng sinh đồ của bệnh nhân cho kết quả vi khuẩn kháng kháng sinh penicillin, amoxicillin.
Liều dùng thông thường: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý cần uống thuốc sau khi ăn no để tránh gây tác dụng phụ đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Thuốc chữa viêm nha chu Metronidazol Stada
Nếu bạn đang quan tâm viêm nha chu uống thuốc gì thì Metronidazol Stada là gợi ý hàng đầu. Đây là một loại kháng sinh đặc trị dùng trong điều trị viêm lợi và viêm nha chu. Dược tính của thuốc được đánh giá là mạnh hơn so với các loại kháng sinh thông thường, hay được dùng trong các trường hợp viêm nha chu có lở loét, nhiễm trùng cấp tính.
Liều dùng thông thường: 200mg/lần, mỗi ngày 3 lần, uống sau khi ăn no. Mỗi đợt điều trị có sử dụng thuốc này phải kéo dài ít nhất 3 – 5 ngày.
Thuốc chữa nha chu Ciprofloxacin
Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin được xếp vào nhóm kháng sinh quinolone. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp viêm nha chu nặng hoặc sử dụng các loại kháng sinh thông thường không hiệu quả.
Ciprofloxacin có thành phần chính là hoạt chất kháng sinh ciprofloxacin hydrochloride tiêu diệt vi khuẩn gram âm, gram dương và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.Gingivalis.
Thuốc này được chỉ định trong giai đoạn điều trị tấn công bệnh viêm nha chu. Khi triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể hoặc điều trị duy trì thì thường không cần dùng thuốc này nữa.
Liều dùng thông thường: Mỗi ngày uống 2 lần, 200mg/lần. Thuốc trị viêm nha chu loại này thường được dùng theo liệu trình 7 – 10 ngày hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Lưu ý nên uống thuốc sau khi ăn no khoảng 2 tiếng.
Thuốc điều trị viêm nha chu Lysozyme Chloride
Thuốc có thành phần chính là lysozyme với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gram dương; kháng viêm, ức chế histamine. Nếu chỉ bị viêm nha chu thông thường, bác sĩ sẽ không kê thuốc này trong đơn thuốc trị viêm nha chu. Nhưng nếu người bệnh có tiền sử viêm xoang mãn tính hoặc đang mắc cùng lúc một số bệnh viêm nhiễm khác thì Lysozyme Chloride được ưu tiên chỉ định để mang lại hiệu quả kháng khuẩn tốt nhất.
Liều dùng thông thường: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 90mg. Đặc biệt, thuốc chỉ được dùng cho người lớn, không được dùng cho trẻ em.
Thuốc trị viêm nha chu Adrenoxyl
Thành phần chính của thuốc là Carbazochrome có tác dụng cầm máu. Ở bệnh nhân viêm nha chu mức độ trung bình đến nặng sẽ có hiện tượng chảy máu ở nướu hoặc xuất huyết dưới niêm mạc nha chu.
Thuốc này sẽ có tác dụng làm gia tăng sự đàn hồi của thành mạch, cầm máu và phòng ngừa tình trạng xuất huyết ở tổ chức nha chu. Thuốc thường được kê đơn sử dụng sau khi điều trị nha chu bằng biện pháp tiểu phẫu hoặc phẫu thuật.
Liều dùng thông thường: 1 – 3 viên/ngày đối với người lớn; 1 – 2 viên/ngày đối với trẻ em từ 30 tháng tuổi – 15 tuổi. Thuốc nên được uống trước bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thuốc bôi ngoài da điều trị viêm nha chu Metrogyl Denta
Metrogyl Denta là thuốc trị viêm nha chu dạng gel bôi ngoài da. Thuốc có thành phần chính là Chlorhexidine Gluconate Solution BP và Metronidazole Benzoate BP. Đây là thành phần có tính chất kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Không chỉ được dùng trong điều trị viêm nha chu, thuốc còn được sử dụng để điều trị bệnh sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi…
Khi sử dụng thuốc bôi chữa viêm nha chu Metrogyl Denta, người bệnh nên lưu ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là thuốc đặc trị nên cần dùng theo đơn, đúng liều lượng. Trong thời gian dùng thuốc, nếu nhận thấy tác dụng phụ như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt hoặc kích ứng tại chỗ thì cần dừng thuốc ngay và báo cho bác sĩ.
Liều dùng thông thường: Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào sáng và tối, bạn lấy 1 lượng thuốc vừa đủ, khoảng nửa đầu ngón tay và thoa đều lên vị trí bị viêm nha chu.
Thuốc chữa viêm lợi dạng bôi Emofluor
Emofluor Gel là thuốc chuyên dùng trong điều trị nha khoa. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh sâu răng có bội nhiễm, áp xe răng, viêm chân răng, viêm nướu và viêm nha chu.
Thuốc có sự kết hợp của thành phần kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Khi sử dụng thuốc, các triệu chứng bệnh viêm nha chu điển hình sẽ được làm dịu nhanh chóng nhờ dạng gel lỏng dễ thẩm thấu nhanh vào niêm mạc lợi.
Liều dùng thông thường: Tùy vào tình trạng viêm nha chu cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc này. Đối với viêm nha chu thể nhẹ, liều dùng thường là 1 – 2 lần bôi thuốc/ngày. Đối với viêm nha chu thể nặng, liều dùng thường là 3 – 4 lần/ngày. Thời gian dùng thuốc này ít nhất là 1 tuần liên tục.
Thuốc điều trị viêm nha chu Dentosmin P
Đây cũng là một loại thuốc bôi thường xuyên có mặt trong các đơn thuốc điều trị bệnh lý răng miệng. Dentosmin P có tác dụng giảm cảm giác đau nhức, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ khi bị viêm nha chu.
Cụ thể hơn, thành phần chính của thuốc là chlorhexidinebis (D-gluconate) sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn ở phần mô mềm của tổ chức nha chu. Bên cạnh đó, các loại tá dược trong thuốc này có tác dụng làm sạch nướu rất hiệu quả.
Liều dùng thông thường: Denstomin P được dùng để bôi nướu sau khi vệ sinh sạch sẽ. Mỗi ngày người bệnh có thể bôi từ 2 – 3 lần, mỗi lần bôi xong để khoảng 10 – 15 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Thuốc điều trị viêm nha chu PerioKin
PerioKin là thuốc trị viêm nha chu dạng gel được đánh giá cao về hiệu quả. Thành phần chính của thuốc là chất kháng sinh mạnh chlorhexidine. Với cách điều chế dạng gel lỏng, thuốc dễ dàng thẩm thấu qua niêm mạc lợi, tác động mạnh vào tổ chức nha chu khiến vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh chóng.
PerioKin có tác dụng với hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm nha chu, viêm lợi, viêm chân răng, áp xe răng.
Liều dùng thông thường: Thuốc này thường được chỉ định dùng vào buổi tối, trước khi đi ngủ để mang lại tác dụng tốt nhất. Thông thường bệnh nhân bị viêm nha chu nặng cần bôi thuốc này 2 – 3 lần/ngày và sử dụng liên tục ít nhất 1 tuần.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và điều trị viêm nha chu
Người bệnh khi dùng thuốc cần lưu ý:
- Các loại thuốc kháng sinh kháng viêm, thuốc chữa bệnh nha chu kể trên đều cần được bác sĩ kê đơn. Tốt nhất người bệnh không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng không đúng theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Trong quá trình dùng thuốc chữa viêm nha chu, nếu người bệnh nhận thấy bất cứ tác dụng phụ nào cũng cần dừng thuốc ngay và báo với bác sĩ.
- Sử dụng kháng sinh, kháng viêm cần đúng liều lượng, đúng thời gian, nếu người bệnh lạm dụng thuốc nguy cơ nhờn thuốc, kháng kháng sinh rất cao.
- Các loại thuốc điều trị viêm nha chu có thành phần kháng sinh hầu hết đều có tác dụng toàn thân, không chỉ tác động tại chỗ. Vậy nên trong quá trình dùng thuốc, việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể xảy ra.
- Người bệnh nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ăn thức ăn dễ tiêu hoá để cải thiện tình trạng này. Đặc biệt người bệnh cần đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để đẩy nhanh tốc độ đào thải độc tố.
- Bệnh cạnh những lưu ý khi dùng thuốc, người bị viêm nha chu cũng cần chú ý hơn tới việc chăm sóc răng miệng. Ngay cả khi kết thúc điều trị, bệnh đã khỏi cũng cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để phòng tránh tái phát như: đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày, lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
Thuốc trị viêm nha chu sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng đúng thời điểm, đúng cách và quan trọng hơn cả là đúng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh nên thăm khám và tìm hiểu dùng thuốc ngay từ khi có dấu hiệu đầu tiên như hình thành mảng bám ở viền chân răng giáp với nướu.
GỢI Ý DỊCH VỤ
Ngày Cập nhật 10/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!