Thuốc Paracetamol Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng
Nội dung chính
Thuốc Paracetamol được dùng rất nhiều trong điều trị chứng đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau răng, đau lưng hay cảm cúm. Có lẽ chúng ta đã nghe nhắc nhiều tới loại thuốc này nhưng chưa biết chính xác về công dụng, cách dùng cũng như những điều cần lưu ý. Vậy nên, bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về Paracetamol.
Thuốc Paracetamol là thuốc gì? Có tác dụng gì?
Paracetamol hay Acetaminophen là hoạt chất có công dụng hạ sốt, giảm đau rất tốt. Thuốc được dùng để thay thế Aspirin với công dụng giảm đau thế nhưng Paracetamol không có khả năng kháng viêm mạnh như Aspirin.
Paracetamol được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Viên sủi, viên nén, dung dịch, siro, dạng bột, dạng viên nang, dạng bột tiêm,…
Paracetamol được chỉ định dùng cho những bệnh nhân bị nhức cơ, nhức đầu, đau lưng, đau răng,… và có công dụng hiệu quả trong việc hạ sốt. Thuốc giảm đau này được chứng minh không làm ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ hô hấp cũng như không làm mất cân bằng giữa axit và bazo. Bên cạnh đó, Paracetamol cũng không làm kích ứng hay gây xước niêm mạc dạ dày khi sử dụng.
Được biết, thuốc chỉ nên dùng trong các trường hợp từ đau nhẹ đến vừa. Nhìn chung, Paracetamol khá an toàn khi sử dụng cho các đối tượng là trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc có con bú đến người trưởng thành và người lớn tuổi.
Ngoài ra thuốc còn được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn.
Phân loại hàm lượng thuốc giảm đau răng Paracetamol
Có rất nhiều cách để phân loại thuốc ví dụ như dạng điều chế, tên thương hiệu hay dựa theo liều lượng. Với Paracetamol, bài viết sẽ giới thiệu 2 cách phân loại phổ biến là dạng điều chế và nồng độ liều lượng.
Dạng điều chế
Với dạng điều chế, Paracetamol được phân loại như sau:
- Dạng viên uống
- Dạng viên nhai
- Dạng hạt sủi
- Dạng dung dịch, siro
- Dạng bột
- Dạng tiêm tĩnh mạch
- Dạng đặt hậu môn
Hàm lượng thuốc Paracetamol
Với cách phân theo hàm lượng, thuốc giảm đau răng Paracetamol được chia thành:
- Paracetamol 100mg: Như tên gọi, ở dạng 100mg, thành phần chính là 100mg hoạt chất Paracetamol. Kèm theo đó là một số tá dược khác như lactose monohydrate, tinh bột sắn dây, tinh thể cellulose,… Paracetamol 100mg thường được điều chế dưới dạng viên nén bao phim với màu trắng hoặc hồng nhạt hình tròn.
- Paracetamol 200mg: Thuốc hạ sốt, giảm đau dạng 200mg có thành phần chính là Paracetamol với liều lượng 200mg. Các thành phần phụ liệu đi kèm như titan dioxide, nước RO, PVP,… Liều lượng này cũng được bào chế dưới dạng viên nén, hình bầu dục với màu trắng nước gạo.
- Paracetamol 500mg: Nồng độ này khá cao, chiếm đến 500mg Paracetamol. Thuốc Paracetamol 500mg còn có một số tá dược khác đi kèm như ethanol, gelatin, magie stearate,… Dược phẩm thường được điều chế dưới dạng gel hoặc viên nén tròn màu trắng đục hay viên nang con nhộng một nửa màu đỏ, một nửa màu trắng.
- Paracetamol 750mg: Dạng thuốc Paracetamol 750mg ở nước ta khá hiếm. Thông thường thuốc Paracetamol có hàm lượng cao như này đều đến từ các thương hiệu nước ngoài như Mỹ, Đức,… Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, màu trắng phấn hình bầu dục.
- Paracetamol 1000mg: Khác với những dạng thuốc nêu trên, Paracetamol 1000mg được điều chế dưới 2 dạng: Viên nén và dung dịch. Ở dạng lỏng, thành phần của Paracetamol gồm có 100mg Paracetamol, mannitol, nước cất tinh khiết, natri hydroxide, axit citric,… Ở dạng viên, thuốc có thành phần chính là Paracetamol 1000mg và đi kèm với một số tá dược khác vừa đủ 1 viên. Tại nước ta, dạng thuốc 1000mg dạng dung dịch tiêm là phổ biến nhất. Với dạng viên nén 1000mg thường phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngoài ra còn có sản phẩm Panadol Extra hay Paracetamol Extra. Điểm chung các loại Paracetamol Extra là đều có thành phần Paracetamol 500mg và 65 caffeine. Paracetamol Extra được bào chế dưới dạng viên nén, có màu trắng và hình bầu dục dẹp.
Cách sử dụng, liều dùng thuốc giảm đau răng Paracetamol
Cách sử dụng và liều lượng sử dụng thuốc Paracetamol sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng và bệnh lý cần điều trị. Chi tiết hướng dẫn sử dụng Paracetamol như sau:
Liều dùng thuốc Paracetamol
Liều dùng Paracetamol cho người lớn với trường hợp giảm đau không được phép sử dụng quá 10 ngày. Nếu sau một thời gian sử dụng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Người dùng không nên tự ý tiếp tục sử dụng thuốc Paracetamol.
Chú ý, liều lượng Paracetamol dùng để hạ sốt với thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên, không được sử dụng quá 3 ngày liên tục. Nếu sau 3 ngày mà tình trạng này vẫn chưa được cải thiện, bạn cũng nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Liều dùng cho người lớn: Uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.
- Liều dùng Paracetamol cho trẻ em: Trẻ từ 7 – 11 tuổi sử dụng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 viên. Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Uống ½ viên /lần, ngày uống 2 – 3 lần.
Thuốc Paracetamol được bán theo đơn, cần sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Liều lượng tối đa cho người lớn là 1000mg mỗi liều và 4000mg mỗi ngày. Trường hợp dùng Paracetamol để điều trị cho trẻ nhỏ, hãy sử dụng dạng Paracetamol dành cho trẻ em. Tuyệt đối không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Cách dùng thuốc Paracetamol
Ở mỗi dạng bào chế Paracetamol sẽ có cách dùng khác nhau, cụ thể là:
- Với dạng Paracetamol viên nén nhai, người dùng phải nhai thật kỹ rồi mới được nuốt.
- Dạng thuốc tự tan rã, người dùng không được nhai mà đặt trên lưỡi cho thuốc tự tan.
- Dạng thuốc dung dịch uống, người dùng nên dùng muỗng hoặc dụng cụ đo lường để lấy lượng thuốc đúng chuẩn. Nếu không có dụng cụ đo thì cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc theo hướng dẫn được ghi trên nhãn thuốc.
- Không dùng thuốc đặt để uống. Trước khi đặt thuốc xuống hậu môn cần vệ sinh tay sạch sẽ, không nên đi vệ sinh sau khi mới đặt thuốc.
Xem thêm:
Thuốc paracetamol giá bao nhiêu? Thuốc Paracetamol có mức giá khác nhau theo từng dạng bào chế. Cụ thể giá thuốc dạng viên thường rơi vào khoảng 200 – 500 đồng/viên. Giá thuốc gói thường là 1.200 – 2.000 đồng/gói. Giá thuốc dung dịch truyền thông thường là 36.000 – 50.000 đồng/chai truyền.
Một số thông tin chi tiết khác về Paracetamol
Nhằm sử dụng hiệu quả cũng như hiểu rõ về thuốc Paracetamol giảm đau răng về đêm, hạ sốt, các bạn cần tham khảo các thông tin chi tiết dưới đây:
Chống chỉ định
Paracetamol chống chỉ định với các trường hợp sau đây:
- Người bị thiếu dinh dưỡng
- Trường hợp bị suy gan cấp, suy thận nặng
- Trường hợp bị viêm gan cấp tính do virus viêm gan C
- Người có tiền sử dị ứng với Acetaminophen
Tác dụng phụ của Paracetamol
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Paracetamol:
- Buồn nôn
- Tăng aspartate aminotransferase
- Nôn
- Xuất huyết sau phẫu thuật
- Thiếu máu
- Phát ban, ngứa
- Chóng mặt, nhức đầu
- Ho, khó thở, thở khò khè
Một số người ít người dùng có những biểu hiện như:
- Nước tiểu đục, có máu, phân có máu hoặc đen.
- Sốt không có hoặc có ớn lạnh, đau ở lưng.
- Lở loét, đau họng hoặc xuất hiện các đốm trắng trên môi, trong miệng.
- Da có đốm đỏ do phát ban hoặc nổi mề đay gây ngứa ngáy.
- Lượng nước tiểu giảm đột ngột.
- Bị chảy máu bất thường hoặc bầm tím tay chân.
- Cảm thấy cơ thể mệt mỏi bất thường.
- Da, mắt bị vàng hoặc phù ngoại biên.
Tương tác thuốc
Thuốc Paracetamol có thể tương tác với một số loại thuốc khác, kể cả thực phẩm chức năng hay thảo dược,… Một số thuốc có thể tương tác với Paracetamol khi dùng chung là: Thuốc khác cũng chứa Paracetamol, Amoxicillin, Amlodipine, Amitriptyline, Aspirin, Atorvastatin, Caffeine, Codeine, Clopidogrel, Diclofenac, Diazepam, Furosemide, Ibuprofen, Gabapentin, Levofloxacin, Lansoprazole, Levothyroxine, Omeprazole, Metformin, Naproxen, Prednisolone, Pantoprazole, Pregabalin, Ranitidine, Ramipril, Simvastatin, Sertraline, Tramadol.
Ngoài ra, thuốc Paracetamol còn có thể tương tác với rượu và một số đồ uống chứa cồn làm ảnh hưởng nặng nề tới gan. Việc sử dụng thuốc giảm đau răng Paracetamol nói riêng, giảm đau hạ sốt nói chung với những người uống rượu mỗi ngày từ 3 lần trở lên cần phải thận trọng.
Hãy tới ngay trung tâm y tế gần nhất nếu gặp phải các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc.
Bảo quản thuốc Paracetamol
Thuốc giảm đau và hạ sốt Paracetamol cần được bảo quản tốt trong khoảng từ 15-30 độ C. Đối với dạng viên Paracetamol đặt hậu môn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Tuyệt đối không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nơi ẩm thấp. Nếu thuốc có mùi lạ, bị đổi màu cần bỏ đi. Chỉ sử dụng Paracetamol khi thuốc còn hạn sử dụng.
Nguyên nhân gây ngộ độc Paracetamol và cách xử lý
Ngộ độc Paracetamol thường xuất hiện phổ biến trong các tình huống như:
- Khoảng cách thời gian giữa các lần uống quá ngắn.
- Sử dụng thuốc Paracetamol trong một thời gian kéo dài.
- Uống quá liều lượng thuốc theo quy định.
- Uống đồng thời nhiều loại thuốc giảm đau có chứa thành phần Paracetamol.
Khi sử dụng quá liều Paracetamol người dùng cần uống thật nhiều nước hoặc cố gắng để nôn hết số thuốc đó ra ngoài. Tuy nhiên, để an toàn bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Những lưu ý khi dùng thuốc Paracetamol
Nhìn chung Paracetamol khá an toàn, tuy nhiên để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi sử dụng Paracetamol cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng như hướng dẫn được in trên bao bì sản phẩm.
- Không được dùng quá liều lượng theo quy định bởi điều này có thể khiến bạn bị nhiễm độc gan.
- Chỉ cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Bà bầu bị đau răng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
- Không nên sử dụng thuốc sau khi uống rượu bia, vì điều này có thể làm tổn thương gan.
- Paracetamol là thuốc, cũng là một thành phần được sử dụng trong rất nhiều loại thuốc khác. Do đó, khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào có chứa Paracetamol, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để những rủi ro không mong muốn..
- Ngưng sử dụng Paracetamol ngay nếu gặp các triệu chứng bất thường.
Tóm lại, thuốc Paracetamol là loại thuốc an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Thuốc có hiệu quả cực tốt trong việc giảm đau và hạ sốt. Tuy vậy, việc dùng thuốc vẫn cần đảm bảo liều lượng, cách dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên tự ý sử dụng thuốc làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như gây rối loạn các hoạt động bình thường khác của cơ thể.
Tham khảo:
GỢI Ý DỊCH VỤ
Ngày Cập nhật 02/10/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!