Đau Nhức Răng Về Đêm Do Đâu? Biện Pháp Khắc Phục Triệt Để Nhất

Ê nhức răng về đêm là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu và cách khắc phục hiện tượng này ra sao. Cùng làm rõ các thông tin về hiện tượng đau nhức răng về ban đêm trong bài viết dưới đây.

Đau nhức răng về đêm là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Đau nhức răng về đêm là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Nguyên nhân dẫn đến ê nhức răng về đêm

Đau nhức răng về đêm thường xuất hiện khi nướu hoặc răng gặp vấn đề nào đó. Đôi khi, tình trạng này còn có thể là hệ lụy của cơn đau ở bộ phận khác trên cơ thể. 

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng đêm bị đau răng gồm:

  • Khoang miệng hoặc hàm chịu tổn thương: Tình trạng này tương đối đa dạng, có thể là các chấn thương trực tiếp tại răng hoặc chấn thương ở vùng mặt do té ngã cũng có thể gây ê nhức răng.
  • Viêm xoang: Viêm xoang hay viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến răng do vùng khoang xương hàm trên có liên quan trực tiếp tới vùng mũi.
  • Sâu răng: Sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng sẽ khiến răng bị ăn mòn, dẫn đến tổn thương và gây đau nhức, đặc biệt là về đêm.
  • Áp xe răng: Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở răng, thường là hệ quả của sâu răng nặng không xử lý kịp thời.
  • Nghiến răng thường xuyên: Người có thói quen nghiến răng vào ban đêm sẽ khiến cơn đau răng phát sinh hoặc làm tăng mức độ đau lên nhiều hơn khi ngủ.
Thói quen nghiến răng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức
Thói quen nghiến răng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức
  • Thức ăn hoặc các mảnh vụn bị mắc lại ở kẽ răng: Các mảnh vụn hữu cơ hoặc vô cơ trong quá trình bạn nhai thức ăn bị dắt lại trong các kẽ răng cũng có thể là một trong những yếu tố gây áp lực đè nén lên các răng xung quanh, gây ra cơn ê nhức khó chịu. 
  • Mọc răng khôn (răng số 8): Đã số các trường hợp mọc răng khôn đều gây đau nhức khó chịu. Nếu răng khôn mọc lệch cảm giác đau nhức sẽ càng trầm trọng hơn.
  • Rối loạn khớp hàm – thái dương: Một số cơn đau xuất hiện ở khu vực khớp hàm cũng có thể gây ảnh hưởng đến răng.
  • Gặp các bệnh liên quan đến nướu: những vấn đề sức khỏe như viêm nướu hay nha chu cũng dễ kéo đến cơn đau răng.

Trả lời cho câu hỏi, tại sao đau răng về đêm thường đem lại cảm giác khó chịu hơn bình thường các chuyên gia lý giải rằng nguyên nhân của tình trạng này là bạn nằm xuống, máu dồn lên đầu làm tăng áp lực cho mạch máu và làm tăng cảm giác đau. Một lý do khác khiến đau răng tệ hơn vào ban đêm là do lúc này cơ thể không có sự phân tán tư tưởng, người bệnh có xu hướng tập trung vào cơn đau răng nhiều hơn.

Đau nhức răng vào ban đêm có nguy hiểm không? Khi nào cần đến khám bác sĩ?

Nếu ê nhức răng về đêm chỉ thoáng qua và khỏi vào hôm sau thì tình trạng này hoàn toàn không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu đau buốt răng không thuyên giảm, có thể bạn đã gặp các vấn đề răng miệng, thậm chí nguy hiểm.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Do đó, bạn nên theo dõi mức độ đau răng trong vòng 24 giờ và đến khám nha khoa nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, tăng dần về tần suất và mức độ.
  • Thời gian ê nhức răng kéo dài từ 2 ngày trở lên.
  • Bạn cảm thấy đau đầu khi há miệng.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt trên 38 độ.
  • Cảm thấy khó khăn khi thở hoặc nhai nuốt thức ăn.

Bạn không nên để tình trạng ê nhức răng kéo dài vì có thể làm ảnh mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy tìm giải pháp can thiệp để nhanh chóng chấm dứt tình trạng khó chịu này.

Cách trị đau răng về đêm hiệu quả nhất

Ê răng về đêm không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Về lâu dài sẽ tác động không tốt đến sức khoẻ của người bệnh. 

Do đó, bạn hãy nhanh chóng khắc phục tình trạng này bằng một số phương pháp sau:

Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng trong việc xoa dịu cơn đau răng đang ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. 

XEM THÊM

Dùng thuốc giảm đau là biện pháp có tác dụng nhanh chóng
Dùng thuốc giảm đau là biện pháp có tác dụng nhanh chóng

Một số loại thuốc không kê đơn được dùng phổ biến như: Paracetamol, Aspirin, Beta lactam, Metronidazole, thuốc gây tê giảm đau cục bộ Benzocaine, thuốc kháng viêm ngừa khuẩn Steroid, thuốc giảm đau, kháng viêm Acetaminophen 500mg.

Đối với những loại thuốc này, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng, tránh lạm dụng vì có thể dẫn đến nhờn thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán giảm đau hoặc gel gây tê cũng có tác dụng xoa dịu cơn đau nhức hiệu quả.

Chữa đau nhức răng về đêm bằng các loại thảo dược

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền các loại dược liệu thiên nhiên gần gũi có tác dụng giảm đau rất hiệu nghiệm. Bạn cũng có thể sử dụng các mẹo này khi bị đau nhức răng về đêm. 

Một số mẹo sử dụng thảo dược đã được chứng minh có công dụng chữa đau răng “thần kỳ” bao gồm:

  • Tỏi, lá ổi: Trong tỏi và lá ổi đều có chứa thành phần giúp kháng viêm và giảm các cơn đau nhức rất hiệu quả. Bạn chỉ cần giã hoặc xay nhuyễn vài tép tỏi, lá ổi rồi trộn với ít muối hạt và đắp lên vùng răng bị đau. Thực hiện mẹo này sẽ giúp bạn giảm đau rất hiệu quả.
  • Trà bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa một số loại tinh dầu như menthol và limonene. Các loại tinh dầu này có khả năng làm mát với mùi hương đặc trưng và khả năng làm tăng lưu lượng máu giúp giảm đau hiệu quả. Do đó, súc miệng bằng nước lá bạc hà pha với nước sôi trước khi ngủ để diệt khuẩn, giảm ê buốt răng và hôi miệng.
Trà bạc hà giúp giảm đau nhức răng về đêm
Trà bạc hà giúp giảm đau nhức răng về đêm
  • Tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm có khả năng sát khuẩn, chống sưng, kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Nhờ vậy, liệu pháp sử dụng tinh dầu tràm là cách giảm đau răng được nhiều người áp dụng. Các thực hiện rất đơn giản, bạn lấy một chút bông gòn có kích cỡ vừa với vùng răng bị đau rồi nhỏ vài giọt tinh dầu vào bông gòn và đặt vào vị trí đau răng. Đồng thời kết hợp động tác cắn nhẹ để tinh dầu tràm lan tỏa ra xung quanh nhanh hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp cảm thấy răng quá đau nhức cũng không cần thiết phải cắn vì tinh dầu sẽ tự khuếch tán. Ngậm theo cách này trong 1 giờ rồi thay một miếng bông gòn khác. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp giảm bớt cơn đau.
  • Chanh tươi: Chanh tươi thường được sử dụng làm nước uống để giải khát, giải nhiệt hoặc được sử dụng trong mỗi bữa ăn. Hơn thế nữa chanh còn có tác dụng làm giảm đau răng rất nhanh và hiệu quả. Bạn chỉ cần vắt lấy nước cốt, sau đó dùng một miếng bông gòn vừa đủ và nhỏ vài giọt nước cốt chanh và đặt vào vị trí bị tổn thương. Nhờ các thành phần như Acid Citric, và Acid Ascorbic (vitamin C) với tác dụng chống sưng tấy, kháng viêm và sát khuẩn, sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau nhức về đêm.

Điều trị bằng can thiệp nha khoa

Cách tốt nhất để loại bỏ cơn đau nhức răng về đêm là đến khám tại các cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ thực hiện điều trị tại vùng gây đau nhức để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh như làm sạch vùng răng bị sâu, hàn trám răng, điều trị tủy và viêm nướu. 

Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ hoặc nhổ bỏ răng gây đau và trồng răng mới.

Để biết hướng điều trị kịp thời bạn cần đến khám trực tiếp để được tư vấn cụ thể nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng ê nhức răng về đêm.

Một số phương pháp trị đau nhức răng về đêm khác

Ngoài những cách trên, người bệnh có thể tham khảo một số cách sau đây để giảm đau nhức răng vào ban đêm

  • Giữ đầu ở vị trí cao giúp giảm ê nhức răng về đêm: Nếu cơn đau răng khiến bạn khó chịu vào ban đêm, gây ra tình trạng khó ngủ, các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên kê gối khi nằm ngủ. Việc nâng đầu cao hơn phần thân sẽ giúp hạn chế lưu lượng máu đổ về khu vực khoang miệng. Nhờ đó, giúp giảm nhẹ cảm giác đau nhức đáng kể.
Kê gối cao khi ngủ giúp bạn giảm đau răng hiệu quả
Kê gối cao khi ngủ giúp bạn giảm đau răng hiệu quả
  • Không ăn các thực phẩm quá lạnh, cứng trước khi giờ ngủ: Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm để lạnh, cứng hay có chứa nhiều acid. Đồ ăn lạnh có thể làm răng bạn ê buốt trầm trọng hơn. Khi ăn các đồ ăn cứng, răng cần dùng nhiều lực hơn để nghiền nát thức ăn, do có những va chạm mạnh này gây ảnh hưởng trầm trọng hơn đến sức khỏe răng miệng. 
  • Chườm lạnh trước khi ngủ: Chườm đá lạnh trước khi ngủ là một trong những mẹo trị đau răng tại nhà. Sở dĩ chườm lạnh có tác dụng vì nó giúp làm tê bì tạm thời dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau. Theo đó, người bị đau răng chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, bọc vài viên đá lại và áp lên khu vực má đang sưng để giảm cơn đau răng. Điều này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn và không còn quá đau nhức khi ngủ.

Khám chữa đau buốt răng về đêm ở đâu

Để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm và cảm giác khó chịu khi bị ê nhức răng về đêm người bệnh cần đến khám ở các địa chỉ uy tín. Dưới đây là một số cơ sở nha khoa bạn có thể tin tưởng khi đến điều trị.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương của Hà Nội

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Nằm trong top các cơ sở khám chữa các bệnh lý về răng miệng uy tín hàng đầu của khu vực miền Bắc. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám và điều trị tình trạng ê nhức về đêm theo địa chỉ 40 Tràng Thi – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, số hotline 0867 732 939. 

Bệnh viện Bạch Mai khoa Răng Hàm Mặt

Khoa Răng – Hàm – Mặt bệnh viện Bạch Mai có các thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao. Vì vậy, địa chỉ này có lượng người đến khám và điều trị rất đông. Khi đến khám tại đây bạn cần đến sớm để chờ lấy số thứ tự, địa chỉ ở số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội hoặc liên hệ trước qua số điện thoại 8424 3869 3731.

Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt TP.Hồ Chí Minh

Ở khu vực phía Nam, bệnh viện Răng hàm mặt Tp. Hồ Chí Minh là cơ sở chữa áp xe răng uy tín nhất bạn nên lựa chọn. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, điều trị tất cả các vấn đề về răng miệng trong đó có ê buốt răng về đêm. Bệnh viện nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM, số liên hệ: 0941 007 676.

Trung tâm Nha khoa điều trị ViDental Care Việt Nam

ViDental Care trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam. Tại đây có nhiều máy móc, thiết bị hiện đại giúp xử lý được nhiều vấn đề về răng miệng hiệu quả. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ nhân viên y tế tận tình, hết mình vì người bệnh, giúp người bệnh yên tâm khi chữa trị.

Lưu ý giúp phòng ngừa đau nhức răng về đêm hiệu quả

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng ê nhức răng về đêm, bạn nên chủ động đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, để phòng ngừa nguy cơ gây đau nhức khó chịu bạn cũng cần lưu ý đến một số điều sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa viêm nhiễm
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa viêm nhiễm
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có hại cho răng miệng như đồ uống có ga, trà, cafe, chất kích thích nói chung hoặc đồ ăn lên men vì có thể làm hại đến men răng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, muối khoáng để tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Hình thành thói quen chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn để loại ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn đọng ở kẽ răng, tăng khả năng làm sạch khoang miệng.
  • Nên chú ý lựa chọn bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, tránh dùng lực quá mạnh. 
  • Đừng quên thay bàn chải định kỳ mỗi 3 tháng, không sử dụng bàn chải bị xù lông hoặc ẩm mốc vì có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Lên lịch đi khám răng định kỳ 3 đến 6 tháng/lần để kiểm tra và phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về răng miệng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng ê nhức răng về đêm. Người bệnh có thể áp dụng những cách xử lý tạm thời tại nhà và chủ động đến khám nha khoa để nhanh chóng cải thiện sức khỏe răng miệng.

ĐỌC NHIỀU

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 10/06/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *