12 Bài Thuốc Chữa Đau Răng Theo Dân Gian Tốt Nhất 2022
Nội dung chính
Đau răng tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu trong ăn uống cũng như sinh hoạt. Bởi vậy mà tình trạng này nên được khắc phục sớm. Bên cạnh điều trị bằng Tây y, Đông y bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc chữa đau răng được dân gian lưu truyền qua nhiều thế hệ với những nguyên liệu tự nhiên, an toàn và dễ kiếm.
Top 12 bài thuốc chữa đau răng theo dân gian hiệu quả, dễ thực hiện
Muối, bạc hà, lá trà xanh hay trầu không,…đều là những nguyên liệu thường được áp dụng trong các bài thuốc dân gian chữa đau răng. Chúng không chỉ có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả mà còn đặc biệt lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng.
1. Mẹo dân gian chữa đau răng với muối
Muối có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm đồng thời làm giảm cơn đau nhức răng rất hiệu quả. Bởi vậy, khi cảm giác đau răng xuất hiện, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để pha với nước ấm làm dung dịch súc miệng mỗi ngày. Mẹo này không chỉ đẩy lùi cơn đau, làm sạch khoang miệng, mà còn giúp răng miệng của bạn trở nên chắc khỏe hơn.
Cách thực hiện:
- Pha 2 thìa cà phê muối trắng vào cốc nước ấm sau đó khuấy đều.
- Dùng dung dịch nước muối vừa pha để ngậm trong 5 đến 10 phút rồi súc miệng. Có như vậy, các hoạt chất có trong muối mới đi sâu vào kẽ răng và phát huy tác dụng giảm đau.
2. Cách trị đau răng dân gian với lá bạc hà
Các thành phần có trong lá bạc hà sở hữu đặc tính gây tê cực tốt. Bên cạnh đó chúng cũng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nếu như được sử dụng đúng cách. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng bạc hà để giảm đau răng hiệu quả tại nhà.
Cách thực hiện:
- Lá bạc hà tươi đem rửa sạch rồi phơi khô.
- Cho 1 nắm lá bạc hà khô vào cốc nước sôi rồi ủ ấm trong 20 – 30 phút.
- Sử dụng nước bạc hà vừa ngâm để súc miệng mỗi ngày 3,4 lần. Lúc này, tinh chất tiết ra từ nguyên liệu này sẽ tác động đồng đều lên bề mặt răng và các kẽ răng.
3. Bài thuốc chữa đau răng với nước trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa hàm lượng lớn catechin, florua, axit tanni,…Đây đều là những thành phần có tác dụng hỗ trợ quá trình hình thành lớp men protein cứng giúp bảo vệ sức khỏe cho răng. Bên cạnh đó, lá trà xanh còn sở hữu đặc tính kháng khuẩn cao, chống viêm và ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm sự phát triển của sâu răng. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng nguyên liệu này để giảm đau răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 2,3 nắm lá trà xanh tươi đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho lá trà vào nồi đun cùng với lượng nước vừa đủ, khi nước sôi thì cho thêm 1 thìa muối và tiếp tục đun trong 5 phút thì tắt bếp.
- Đợi nước trà xanh nguội rồi mang ra súc miệng ngày 3,4 lần. Nên ngậm trong miệng khoảng 5 phút rồi mới nhổ bỏ để các hoạt chất trong lá trà thẩm thấu hết vào răng, lợi và phát huy tác dụng.
4. Bài thuốc chữa đau răng với lá trầu không
Lá trầu không là nguyên liệu dễ tìm để bạn có thể giảm đau răng tại nhà. Sở dĩ dân gian thường xuyên dùng loại lá này để điều trị các bệnh lý về răng miệng là do đặc tính sát trùng, kháng khuẩn của nó.
Theo nghiên cứu từ Y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy trong lá trầu có chứa nhiều eugenol, chavicol, carvacrol, allylcatechol, tanin cùng các vitamin và khoáng chất. Đây đều là những thành phần sở hữu khả năng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng vết thương cực tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá trầu tươi, 1 củ nghệ nhỏ và 5 búp bàng, rượu gạo.
- Nguyên liệu chữa đau răng đã chuẩn bị đem rửa sạch nhiều lần với nước rồi giã nhỏ.
- Cho một chút rượu vào hỗn hợp trên rồi đem đi đun cách thủy.
- Dùng tăm bông nhúng vào nước cốt trầu không nghệ và lá bảng thoa đều lên vùng răng bị đau, để nguyên trong 5 phút rồi súc miệng lại.
- Áp dụng cách trên đều đặn mỗi ngày 3, 4 lần bạn sẽ thấy triệu chứng đau răng thuyên giảm đáng kể.
5. Mẹo chữa đau răng với lá lốt
Không chỉ là gia vị gia tăng độ ngon của món ăn, lá lốt còn được dân gian sử dụng để chữa đau nhức răng. Điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi trong loại lá này có chứa thành phần Bezylacetat sở hữu đặc tính kháng khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm và gây tê vô cùng hiệu quả.
XEM THÊM
Cách thực hiện:
- Lấy cả rễ và thân cây lá lốt đem rửa kỹ rồi cho vào cối giã nát cùng một chút muối trắng.
- Vắt nước cốt từ hỗn hợp vừa dã rồi thoa đều lên vị trí răng, lợi bị đau.
- Tiếp tục ngập nước cốt lá lốt trong 5 phút rồi nhổ ra và súc lại miệng bằng nước muối sinh lý.
- Thực hiện cách chữa đau răng với lá lốt trên 4 – 5 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Dùng gừng tươi chữa đau răng
Gừng có đặc tính sát khuẩn, chống viêm nhiễm hiệu quả nhờ tính ấm và sở hữu các thành phần như b-zingiberen, b-curcumenen, b-farnesen, geraniol,…Bởi vậy dân gian cũng thường áp dụng nguyên liệu này để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng trong đó có đau răng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g gừng tươi, một chút muối trắng.
- Gừng tươi đem rửa sạch và giã nát cùng với vài hạt muối.
- Đắp hỗn hợp gừng và muối lên vùng răng bị đau trước khi đi ngủ và để qua đêm.
- Buổi sáng khi thức dậy, lấy bã gừng ra khỏi miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lá.
- Áp dụng bài thuốc chữa đau răng từ gừng trong vài ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.
7. Giảm đau răng bằng tỏi
Tương tự như gừng, tỏi cũng sở hữu khả năng sát khuẩn cao nên thường được sử dụng để giảm tình trạng viêm sưng gây đau. Đây là nguyên liệu dễ tìm và cực kỳ lành tính mà bạn có thể áp dụng cho bất cứ đối tượng nào.
Cách thực hiện:
- Lấy vài nhánh tỏi lột vỏ, đập dập với một chút muối trắng.
- Đắp hỗn hợp tỏi và muối lên vùng răng bị đau và giữ nguyên trong 5 phút để giảm cảm giác khó chịu.
- Cuối cùng, bạn có thể súc miệng lại nhiều lần với nước nếu như muốn khử mùi tỏi trong khoang miệng.
8. Mẹo dân gian chữa đau răng với nhựa đu đủ non
Khoa học đã phát hiện ra rằng, trong nhựa của đu đủ non có các thành phần giúp giảm đau răng do sâu răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng hiệu quả. Bởi vậy nguyên liệu này hoàn toàn có thể được áp dụng để giảm thiểu cơn đau nhức răng ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 quả đu đủ non rồi rửa sạch.
- Rạch một đường lên thân quả đu đủ để lấy nhựa.
- Sử dụng tăm bông chấm vào nhựa đu đủ rồi bôi lên chỗ răng đau nhiều lần.
Chú ý:
- Không nuốt nhựa đu đủ trong bất cứ trường hợp nào.
- Không dùng mẹo chữa đau răng bằng nhựa đu đủ non cho phụ nữ có thai.
9. Súc miệng rượu cau giảm đau răng
Rượu cau được xem là một vị thuốc dân gian vô cùng hiệu quả giúp điều trị các bệnh về răng lợi. Bởi cau và rượu khi kết hợp với nhau sẽ mang tính cay, chát phát huy tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, nồng độ cồn có trong rượu còn giúp kháng viêm, làm chắc răng. Bởi vậy mà khi áp dụng rượu cau đúng cách, cơn đau răng của bạn sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 cân cau tươi, 2 lít rượu trắng và bình thủy tinh.
- Cau tươi rửa sạch và bổ dọc rồi tách phần hại ra.
- Cho hạt cau vào bình thủy tinh, đổ thêm rượu trắng theo tỉ lệ 1:3.
- Đậy kín nắp bình rượu cau và ngâm trong 30 ngày.
- Sử dụng rượu cau để ngậm 15 phút rồi súc miệng. Thực hiện cách này ngày 3 lần để giảm đau răng hiệu quả.
10. Cách trị đau răng dân gian với lá bàng
Lá bàng được xem là một vị thuốc thông dụng trong dân gian để điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm. Sau này, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trong loại lá này có chứa rất nhiều tanin, flavonoid và cả phytosterol. Đây đều là các hoạt chất giúp chống viêm nhiễm và làm lành vết thương hiệu quả. Chính vì thế mà bạn nên sử dụng lá bàng để giảm đau răng do sâu răng, viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng chục lá bàng non và còn tươi trên cây vào buổi sáng sớm.
- Rửa sạch lá bàng và để ráo nước rồi xay nhuyễn cùng một chút muối và nước lọc.
- Lọc lấy phần nước cốt lá bàng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong ngày.
- Dùng nước cốt lá bàng để ngậm 3,4 lần mỗi ngày, mỗi lần ngậm kéo dài từ 5 đến 10 phút để giảm đau răng.
11. Mẹo giảm đau răng bằng lá tía tô
Theo Y học cổ truyền lá tía tô là vị thuốc có tác dụng chữa và phòng chống nhiều bệnh, trong đó có cả các bệnh lý về răng miệng. Nguyên liệu này được xếp vào nhóm thuốc giúp phát tán phong hàn, giải cảm, an thai và cả giải độc.
Sau này, các nhà khoa học đã phát hiện ra các thành phần quan trọng trong cây tía tô là Perillaldehyd, Elsholtziaceton, Hydrocumin, và Linalool perillaldehyde hay a-pinene. Đây là các hoạt chất làm nên đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau của loại cây này.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá tía tô (10 đến 15 lá) đem đi rửa sạch và để ráo nước.
- Giã nát lá tía tô cùng một chút muối và nước để lấy nước cốt.
- Lấy nước cốt tía tô vừa thu được để ngậm trong 5 đến 10 phút để giảm triệu chứng đau răng. Áp dụng cách này ngày 3,4 lần để có hiệu quả tốt nhất.
12. Bài thuốc chữa đau răng bằng lá ổi
Trong lá ổi chứa rất nhiều thành phần Astringents. Đây chính là một chất kháng viêm, kháng khuẩn có nguồn gốc tự nhiên giúp nướu săn chắc đồng thời thuyên giảm triệu chứng đau nhức răng cực kỳ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 3,4 đọt ổi non, rửa sạch rồi giã nát cùng vài hạt muối.
- Dùng hỗn hợp trên đắp lên khu vực răng bị đau và để nguyên trong 5 đến 10 phút.
- Lấy bã lá ổi ra khỏi miệng và súc miệng lại với nước sạch.
Một số lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa đau răng
Các bài thuốc dân gian chữa đau răng đều dùng những nguyên liệu tự nhiên, đặc biệt lành tính. Bởi vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng phương pháp điều trị này trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.
Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa hiệu quả và an toàn, khi áp dụng bài thuốc chữa đau răng tại nhà bạn nên lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Các mẹo dân gian chữa đau răng tại nhà chỉ hiệu quả trong trường hợp răng đau nhẹ, chưa gây ra biến chứng nguy hiểm.
- Bài thuốc dân gian chữa đau răng được ông cha ta truyền lại chỉ có tác dụng nhất thời, cơn đau có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Bởi vậy, nếu đau răng xuất hiện do bệnh lý thì bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để điều trị dứt điểm.
- Hiệu quả của mẹo chữa đau răng phù thuộc vào cơ địa của từng người, nếu cảm thấy không phù hợp với cách trị này, bạn nên đổi sang phương pháp khác.
- Các nguyên liệu được áp dụng để chữa đau răng đều cần phải sạch, không chứa chất bảo quản nếu không sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vừa rồi là 12 bài thuốc chữa đau răng đơn giản, hiệu quả được dân gian lưu truyền. Tuy vậy, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào phương pháp điều trị này. Hãy tới phòng khám nha khoa ngay khi cơn đau răng không thuyên giảm, thậm chí còn tăng lên sau 3,4 ngày.
XEM THÊM
GỢI Ý DỊCH VỤ
Ngày Cập nhật 10/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!