Chữa Đau Răng Bằng Lá Bàng Hiệu Quả Ngay Từ Lần Đầu Tiên
Nội dung chính
Cách chữa đau răng bằng lá bàng tuy đã có từ lâu nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách áp dụng sao cho hiệu quả. Hơn nữa, lá bàng cũng được xem là một loại thuốc Đông Y rất tốt cho sức khỏe răng khỏe răng miệng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các bài thuốc chữa sâu răng bằng lá bàng non mà bạn có thể tham khảo.
Tại sao lá bàng giúp trị sâu răng hiệu quả?
Bàng là loài cây có tán rộng, thân gỗ được trồng rải rác ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam với mục đích lấy bóng mát. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại lá lại sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ chữa đau răng, sâu răng hiệu quả.
Trong lá bàng có chứa Tanin Pyrogalic, Tanin Catechic, Saponin, Phytosterol và Flavonoid. Các thành phần này đều có tác dụng diệt khuẩn, ngừa viêm và cải thiện một số bệnh lý về răng miệng. Ngoài ra, lá bàng còn được sử dụng để điều trị bệnh phụ khoa, một số bệnh lý của đường tiêu hóa và giúp làm lành một số vết thương cực tốt.
Sử dụng lá bàng non trong điều trị bệnh nha khoa mang lại cho người dùng những công dụng sau đây:
- Hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, loại bỏ một số vi khuẩn gây hại, giúp khoang miệng sạch sẽ và làm dịu các cơn đau nhanh chóng.
- Lá bàng giúp bổ sung một số dưỡng chất giúp bảo vệ răng nướu tốt hơn.
- Loại bỏ mùi hôi, giúp bạn có được hơi thở thơm tho cùng hàm răng chắc khỏe hơn.
Gợi ý 3 cách chữa đau răng bằng lá bàng tốt nhất
Viêm nướu, sâu răng không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu bạn chưa có thời gian thăm khám và điều trị răng miệng tại nha khoa thì có thể áp dụng cách chữa đau răng bằng lá bàng tại nhà đơn giản khi bệnh ở mức độ nhẹ. Vậy cách chữa sâu răng bằng lá bàng như thế nào cho hiệu quả nhất? Câu trả lời chi tiết sẽ nằm ngay ở phần dưới đây.
Chữa đau răng bằng lá bàng non với muối
Chữa đau răng bằng lá bàng non với muối khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị như sau:
- 1 nắm lá bàng non đã được rửa sạch để ráo rồi thái nhỏ.
- 1 thìa cafe muối biển sạch.
- Nước lọc.
Sau khi đã chuẩn bị xong đầy đủ nguyên liệu, bạn cần cho nước lọc, muối biển, lá bàng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tiếp đó, sử dụng lưới lọc lọc phần bã lấy nước cốt thu được cho vào lọ thủy tinh và để trong tủ lạnh dùng dần.
Cách sử dụng lá bàng non với muối:
Trong ngày đầu tiên, hãy ngậm một ngụm nước lá bàng khoảng 1 phút rồi súc miệng bằng nước lá bàng thật kỹ. Cứ 4 tiếng thì lặp lại 1 lần. Trước khi uống chú ý lắc đều để hỗn hợp nước cốt lá bàng và muối tăng hiệu quả khi sử dụng.
Những ngày tiếp theo, trước khi đi ngủ bạn vẫn vệ sinh răng miệng bình thường nhưng súc miệng lại bằng nước bàng. Hãy thực hiện cách chữa sâu răng bằng lá bàng hàng ngày để phòng ngừa các bệnh về răng miệng tốt hơn.
Lưu ý, khi súc miệng bằng nước bàng thì không nên súc miệng lại với nước.
Bài thuốc chữa sâu răng bằng lá bàng non đun sôi để nguội
Ở bài thuốc trị sâu răng bằng lá bàng non này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Chuẩn bị 5-7 lá bàng non
- Nước lọc
- Nồi nấu nhỏ
Cách làm:
- Rửa sạch lá bàng dưới vòi nước lạnh và để cho ráo nước.
- Sau đó cho lá bàng non đã ráo nước vào khoảng 500ml nước và đun.
- Đun sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm tới khi nước lá bàng còn khoảng chừng 1 bát con thì tắt bếp.
- Chắt phần nước ra bát và bỏ phần bã lá bàng đã đun.
Cách dùng:
Với bát nước lá bàn vừa đun, bạn ngậm trong miệng rồi súc từ từ sao cho phần nước bọt dần tiết ra để hòa quyện với nước lá bàng nhằm gia tăng hiệu quả lên mức tối đa.
Trong khi ngậm lá bàng, các chất tiết ra sẽ đóng vai trò như một lớp bảo vệ răng. Các mảng bám ố vàng từ thức ăn cũng dần biến mất. Từ đó giúp nướu trở nên khỏe mạnh, răng miệng thơm mát hơn chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Đọc thêm:
Với cách chữa đau răng bằng lá bàng non này bạn chỉ nên thực hiện 2 lần một ngày và buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa đau răng bằng nước cốt lá bàng non
Cách chữa đau răng bằng nước cốt lá bàng non gần giống với cách điều trị thứ nhất do đều dùng muối để thực hiện.
Nguyên liệu cần có bao gồm:
- Một nắm lá bàng non
- Muối trắng hạt to hay còn gọi là muối biển sạch
- Chày, cối
Cách làm:
- Rửa sạch lá bàng non cho ráo nước
- Vò nhàu nát lá bàng non
- Cho lá bàng, vài hạt muối hột giã nát đến khi ra nước cốt.
Cách dùng:
Sau khi đánh răng, lấy hỗn hợp lá bàng non và muối đắp lên chỗ răng bị đau. Ngậm trong vòng 15 phút, chú ý không được nuốt. Do lá bàng có tính sát khuẩn cao nên có thể diệt được một số loại vi khuẩn bên trong khoang miệng. Hơn nữa, vị chát từ lá bàng kết hợp với khả năng sát khuẩn của muối sẽ giúp làm dịu tình trạng đau răng, sâu răng hiệu quả.
Lưu ý khi chữa đau răng bằng lá bàng
Các cách chữa đau răng bằng lá bàng tương đối đơn giản, tuy nhiên cũng có một số vấn đề bạn cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị đau răng ở mức cao nhất và không gây ra bất cứ sự ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe răng miệng.
- Cần sử dụng kiên trì để mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Nên sử dụng lá bàng non để điều trị.
- Hiệu quả của phương pháp chữa đau răng bằng lá bàng còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sâu răng, viêm nướu của mỗi người.
- Cần xây dựng thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng hợp lý, sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng đau răng tái phát. Bởi vi khuẩn, mảng bám thức ăn là tác nhân chính gây ra tình trạng đau nhức răng.
- Mẹo chữa sâu răng bằng lá bàng chỉ có tác dụng khi tình trạng bệnh lý ở răng miệng còn nhẹ. Trong trường hợp răng bị viêm, sâu nặng thì cách làm này dường như không đem lại hiệu quả.
- Trong lá bàng có chứa rất nhiều chất có công dụng cực tốt cho sức khỏe răng miệng. Vì thế, hàng ngày bạn có thể sử dụng nước lá bàng để chấm vào vùng răng bị đau. Việc sử dụng thường xuyên có thể khiến răng của bạn bị ngả màu nhưng điều này sẽ biến mất khi bạn ngừng sử dụng lá bàng để điều trị.
- Vệ sinh lá bàng trước khi sử dụng để tránh bị nhiễm khuẩn, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là 3 cách chữa đau răng bằng lá bàng hiệu quả tại nhà. Khi sử dụng các phương pháp này, điều quan trọng nhất để mang lại hiệu quả chính là sự kiên trì. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có hiệu quả khi các bệnh lý về răng miệng ở mức độ nhẹ và trung bình. Để răng được điều trị dứt điểm hoàn toàn, bạn vẫn cần tới các phòng khám nha khoa để thăm khám và điều trị.
Tham khảo:
GỢI Ý DỊCH VỤ
Ngày Cập nhật 08/06/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!