Hoa Cúc Áo Chữa Đau Răng Và Các Cách Hiệu Quả Nhất

Hoa cúc áo chữa đau răng là mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn. Thực tế đây là một loài cây mọc hoang trong tự nhiên và đã được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như cảm mạo, đau dạ dày hay đau họng, ngộ độc. Vậy loài cây có thực sự hiệu quả trong việc trị chứng đau răng, bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết. 

Thực hư việc dùng hoa cúc áo chữa đau răng

Cây hoa cúc áo còn được dân gian gọi với rất nhiều tên khác nhau như: Cỏ the, Ngổ áo, Nụ áo lớn, Nút áo, Thiên văn thảo hay Tán huyết thảo. Tên gọi khoa học của loài cây này là Spilanthes acmella L., đây là một loài cây thuộc họ cúc và được khá nhiều người biết tới.

Cây thường mọc hoang ở nhiều nơi, phổ biến là những nơi đất ẩm ướt như bờ ruộng, bờ ao hay bờ mương. Loài cây có thân nhỏ, cao từ 40 tới 70cm, lá cây hình trứng thon và dài, bên méo có răng cưa to và hơi lượn sóng. Cây có hoa mọc ở đầu cành, hình nón, có màu vàng và thường dài khoảng từ 10 tới 15 mm.

Cây hoa cúc áo có vị tê nóng, gây chảy nước dãi nhiều, đặc biệt là các cây mọc hoang sẽ có vị cay hơn so với các cây trồng trong vườn. Hoa được hái vào mùa hè hoặc mùa thu, có thể sử dụng cây tươi hoặc đem đi phơi khô để dùng dần.

Y học cổ truyền cho rằng đây là loài cây có vị cay, đắng và tính hơi ấm, nó có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, chống ho suyễn, giảm đau. Đặc biệt, dược liệu có thể dùng để chữa viêm phế quản, cảm sốt, hen suyễn, ho gà, viêm ruột, đau bụng và đau răng.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.
Y học cổ truyền cho rằng hoa cúc áo là loại cây có vị cay, tính đắng và hơi ấm
Y học cổ truyền cho rằng hoa cúc áo là loại cây có vị cay, tính đắng và hơi ấm

Còn theo Y học hiện đại đã nghiên cứu và công bố trong thành phần hóa học của hoa cúc áo có chứa Spilantola, một chất rượu rất hiệu quả trong việc gây tê cục bộ và làm giảm triệu chứng đau nhức răng.

Chính vì thế dân gian thường sử dụng hoa cúc áo chữa đau răng trong nhiều bài thuốc khác nhau, từ bài thuốc ngâm rượu cho tới việc hái làm rau ăn hàng ngày. Các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian, được nhiều người sử dụng và đánh giá cao về tính hiệu quả.

Xem thêm: Đau răng sưng má: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả

Các cách sử dụng hoa cúc áo chữa đau răng hiệu quả

Chữa đau răng bằng cây cúc áo là phương thuốc lưu truyền trong dân gian từ lâu. Người bệnh có thể sử dụng hoa cúc áo ngâm rượu ngậm, ngậm hoa hoặc lá tươi hoặc dùng hoa cúc áo tán nhỏ để trị bệnh đau nhức răng. Phần dưới đây hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện cho từng bài thuốc.

Cách dùng cây hoa cúc áo chữa đau răng bằng phần lá tươi

Nghiên cứu đã chỉ ra trong phần lá của cây hoa cúc áo có chứa tinh dầu gây tê, rất hiệu quả trong việc gây tê và làm giảm tình trạng đau nhức răng. Phần lá cây dễ dàng được thu lượm và sử dụng.

Chữa đau răng bằng phần lá cây hoa cúc áo được nhiều người đánh giá cao về tính hiệu quả
Chữa đau răng bằng phần lá cây hoa cúc áo được nhiều người đánh giá cao về tính hiệu quả

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Chọn lựa những lá cây hoa cúc áo không sâu, không héo úa, đem rửa thật sạch. Khi ngâm rửa nên ngâm phần lá với một lượng muối tinh trong thời gian khoảng 10 phút.
  • Lá cây hoa cúc áo sau khi để ráo nước đem giã nhỏ và đặt vào vị trí răng đang bị đau nhức trong khoảng thời gian 15 phút thì nhổ bỏ. Sau đó súc miệng lại với nước sạch để hoàn thành bài thuốc.
  • Người bệnh thực hiện bài thuốc mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tuần để có hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng cây cúc áo trị đau răng bằng cách ngâm rượu

Rượu là một trong những chất có thể dùng để gây tê, khi được kết hợp với hoa cúc áo sẽ là phương thuốc cực kỳ hiệu quả để chữa bệnh đau nhức răng. Các thực hiện bài thuốc này cũng rất đơn giản, bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà để tiết kiệm chi phí.

Hoa cúc áo chữa đau răng bằng cách ngâm với rượu là phương pháp hiệu quả được nhiều người tin dùng
Hoa cúc áo chữa đau răng bằng cách ngâm với rượu là phương pháp hiệu quả được nhiều người tin dùng

Cách thực hiện bài thuốc:

  • Bệnh nhân cần hái riêng phần hoa cúc áo màu vàng để sử dụng trong bài thuốc này.
  • Hoa cúc áo sau khi hái đem rửa sạch và để ráo kiệt nước.
  • Cho hoa vào ngâm chung với rượu gạo trong khoảng thời gian 15 ngày.
  • Sử dụng rượu hoa cúc áo để ngậm mỗi khi bị đau nhức răng, thời gian ngậm là khoảng 15 phút, sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch.

Thông thường bài thuốc sẽ có hiệu quả sau khoảng 1 tuần sử dụng.

Hoa cúc áo chữa đau răng bằng cách tán nhỏ

Bên cạnh các mẹo sử dụng lá cây hoa cúc áo và hoa cúc áo tươi ngâm rượu, bệnh nhân bị đau răng có thể tán nhỏ dược liệu này để bảo quản dễ dàng và sử dụng hàng ngày.

Cách thực hiện:

  • Hoa cúc áo thu được cần rửa sạch và đem phơi khôi.
  • Người bệnh đem phần hoa đã khô đi tán nhỏ thành dạng bột.
  • Hàng ngày, bệnh nhân sử dụng bột này để pha với nước ấm, súc miệng, sau khoảng 1 tuần các biểu hiện đau nhức sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt hơn,.

Lưu ý điều gì khi sử dụng cây cúc áo chữa bệnh đau răng

Hoa cúc áo chữa đau răng hiệu quả tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời đảm bảo tính an toàn.

  • Chữa đau nhức răng bằng hoa cúc áo dù hiệu quả vẫn chỉ là phương pháp dân gian và tác dụng nói chung còn chậm. Vì thế người bệnh chỉ nên áp dụng phương pháp này với các biểu hiện đau nhức răng nhẹ. Đồng thời bệnh nhân cần kiên trì áp dụng mới có hiệu quả.
  • Chữa đau nhức răng bằng hoa cúc áo chỉ có thể làm thuyên giảm triệu chứng và không thể xử lý triệt để nguyên nhân gây ra tình trạng này. Do đó, hoa cúc áo chỉ là biện pháp giúp răng giảm đau nhức tạm thời. Sau một thời gian các cơn đau vẫn có thể quay lại.
Khi tình trạng đau răng kéo dài, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
Khi tình trạng đau răng kéo dài, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
  • Bệnh nhân bị đau nhức răng do sâu răng chuyển biến nặng, phá hủy cấu trúc của răng hoặc do viêm nhiễm nướu lợi không nên áp dụng mẹo dân gian với dược liệu hoa cúc áo. Trường hợp này người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách và phù hợp để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có thể gây bệnh lý. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức răng, thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày là biện pháp nên làm.
  • Người bệnh nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót ở các kẽ răng, đồng thời dùng thêm nước súc miệng để vệ sinh triệt để nhất.
  • Để có được hàm răng chắc khỏe nhất, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin D và Canxi để củng cố độ chắc khỏe cho răng.
  • Để biết chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng bạn nên tới cơ sở nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng theo định kỳ từ 3 tới 6 tháng/lần để phát hiện sớm nhất những bệnh lý răng miệng nguy hiểm và có phương pháp điều trị sớm, hiệu quả nhất,

Hoa cúc áo chữa đau răng là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người đánh giá cao, phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, khó có thể điều trị triệt để từ nguyên nhân, vì thế người bệnh nên tới cơ sở y tế để khám và xác định chính xác nguyên nhân chi tiết.

Cùng đọc:

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 02/10/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *