Đau Răng Khôn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Đau răng khôn là tình trạng rất phổ biến ở người trưởng thành, gây trở ngại thậm chí nguy hiểm cho người bệnh. Vậy, cụ thể dấu hiệu mọc răng khôn là gì? Nguyên nhân dẫn đến đau răng khôn và cách xử lý hiệu quả nhất sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đau răng khôn là hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành
Đau răng khôn là hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành

Răng khôn là gì, nguyên nhân dẫn đến đau răng khôn?

Răng khôn có tên gọi khác là răng số 8, mọc ở vị trí trong cùng của hai hàm. Đây là những chiếc răng mọc cuối cùng trong khuôn hàm của người trưởng thành, khi xương hàm đã ngừng phát triển. Chúng ta thường mọc răng khôn vào độ tuổi từ 18 – 25. Có một số trường hợp mọc muộn hơn ở độ tuổi khá cao. 

Không phải ai cũng may mắn mọc răng khôn không đau, nhiều trường hợp mọc răng khôn bị đau nhức rất khó chịu. Để lý giải nguyên nhân của hiện tượng đau khi mọc răng khôn, các chuyên gia y tế giải thích như sau: 

Đau khi có dấu hiệu mọc răng khôn

Ở tuổi trưởng thành, lợi của chúng ta đã phát triển hoàn thiện và trở nên rắn chắc. Trong quá trình mọc, răng khôn sẽ đâm qua vùng nướu đã cứng này dẫn đến tình trạng mọc răng khôn đau nhức khó chịu. Răng khôn trong quá trình mọc lên sẽ đâm xuyên qua nướu, do vậy tình trạng đau nhức răng là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, việc mọc răng khôn khi hàm không còn đủ không gian như những chiếc răng khác nên sẽ khiến nhiều người đau mọc răng khôn đến mức không ngủ được.  

Bị đau răng khôn do mọc lệch

Do đặc điểm mọc ở vị trí trong cùng của hàm, thiếu không gian để phát triển nên răng khôn rất dễ bị mọc lệch, mọc ngầm. Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch đâm vào răng bên cạnh dẫn đến đau buốt, sưng lợi, viêm quanh chân răng dẫn đến sốt. Không ít người bị ảnh hưởng đến dây thần kinh gây nhức đầu, mệt mỏi.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.
Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều phiền toái
Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều phiền toái

Răng khôn bị sâu

Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau răng. Mọc răng khôn đau do sâu sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn so với các chiếc răng khắc. Răng khôn bị sâu sẽ xuất hiện lỗ sâu có màu đen hoặc ố vàng gây đau nhức. Nếu bị thực ăn chèn vào lỗ sâu cảm giác ê buốt sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Các nguyên nhân trên đã lý giải được phần nào thắc mắc mọc răng khôn có đau không cũng như hiện tượng mọc răng khôn hàm dưới đau ở nhiều người. Nếu răng khôn mọc thẳng thì cảm giác đau nhức này sẽ dần hết đi sau khi răng mọc hoàn toàn. Ngược lại, nếu răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm lợi trùm, xô lệch các răng đã mọc trước đó. 

Đau răng khôn có nên nhổ không?

Do răng khôn nằm ở vị trí quá sâu trong hàm nên việc vệ sinh khu vực này thường không triệt để. Điều này khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và tích tụ thành ổ viêm nhiễm, tăng nguy cơ sâu răng hoặc các bệnh lý về nướu. 

Trên thực tế có nhiều trường hợp đau răng khôn không được xử lý kịp thời dẫn đến viêm nhiễm lây lan sang các khu vực xung quanh và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi răng khôn mọc không đúng cách, gây cản trở đến nướu và đau nhức kéo dài thì cần nhổ bỏ. Dù vậy, với những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường thì không nên nhổ răng khôn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào răng khôn cũng cần phải nhổ bỏ. Nhiều trường hợp có thể bảo tồn răng như răng mọc thẳng, không bị kẹt giữa mô xương và nướu, không chạm vào các răng xung quanh và không gây biến chứng. Nếu giữ răng khôn lại, bạn cần chú ý đến việc làm sạch và vệ sinh răng miệng bằng dụng cụ chuyên dụng.

Cách chữa đau răng khôn hiệu quả nhất hiện nay

Tùy thuộc vào tình trạng mọc của răng khôn mà áp dụng cách xử lý đau nhức cũng khác nhau. Nếu như đau nhức chỉ là dấu hiệu của việc răng khôn mọc lên khỏi nướu thì bạn có thể khắc phục bằng một trong các phương pháp đơn giản giúp giảm đau, sưng. Tuy nhiên, nếu răng mọc lệch và có nguy cơ gây biến chứng thì bạn cần can thiệp nha khoa để nhổ bỏ.

Khắc phục đau răng khôn tại nhà bằng mẹo dân gian

Đau răng khôn lâu dài có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu thấy dấu hiệu đau nhức bạn có thể áp dụng ngay một số mẹo giảm đau tại nhà như:

Chườm đá lạnh giảm đau

Chườm đá là phương pháp giảm sưng đau răng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Hơi lạnh từ đá giúp làm tê liệt tạm thời dây thần kinh tại vị trí đau, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức tạm thời
Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức tạm thời

XEM THÊM:

Thực hiện chườm đá rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị một chiếc khăn mềm, đặt 2 viên đá lạnh vào khăn rồi gói lại.
  • Chườm lên vị trí quai hàm sưng đau.
  • Thực hiện mỗi lần 15 phút, ngày 2- 3 ngày sẽ giúp giảm sưng đau đáng kể. 

Dùng chanh tươi

Trong chanh có chứa lượng lớn vitamin C và axit citric có khả năng kháng khuẩn cao nên được dùng để giảm đau hiệu quả.

Chanh tươi là mẹo giảm đau răng khôn đơn giản
Chanh tươi là mẹo giảm đau răng khôn đơn giản
  • Lấy 1 hoặc 2 quả chanh cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt.
  • Sử dụng bông gòn thấm nước cốt chanh rồi bôi vào vị trí đau nhức.
  • Lặp lại 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ thấy cảm giác đau nhức giảm đi đáng kể. 

Tỏi tươi giảm đau răng khôn

Tỏi là vị thuốc dân gian có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong loại gia vị này chứa hợp chất Ajoene có tính kháng khuẩn và giúp giảm cơn đau nhức hiệu quả. Để thực hiện, bạn lấy một tép tỏi bỏ sạch vỏ, cắt khoanh rồi chà nhẹ lên vị trí răng khôn và xung quanh nướu. 

Đây chỉ là những giải pháp giúp giảm đau tạm thời. Trường hợp các cơn đau kéo dài kèm triệu chứng sốt cao, vùng nướu sưng tấy người bệnh cần đến khám nha khoa để xử lý kịp thời.

Dùng một số loại thuốc giúp giảm đau

Bên cạnh các biện pháp áp dụng tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau răng không kê đơn dưới đây để giảm cơn đau do mọc răng khôn.

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà
  • Thuốc giảm đau Spiramy, Paracetamol: Nếu người bệnh chỉ đau nhẹ, lợi không quá sưng thì có thể lựa chọn một trong hai loại thuốc này. Spiramycin là thuốc kháng sinh nhóm macrolid, có tác dụng ức chế việc phân chia tế bào của vi khuẩn. Paracetamol được dùng rộng rãi để giảm đau và hạ sốt.
  • Thuốc giảm đau Ibuprofen: Ibuprofen được dùng cho các trường hợp đau răng khôn nặng và sưng to. 
  • Nhóm thuốc kháng sinh giúp tiêu sưng, ngừa viêm như amoxicilin, doxycyclin, tetracyclin, spiramycin,..
  • Sử dụng gel gây tê có thành phần hoạt chất benzocaine giúp giảm đau. Loại gel này có bán các hiệu thuốc mà không cần kê đơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này bạn cần chú ý dùng đúng liều lượng và không nên lạm dùng vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho gan. Về lâu dài, nếu tình trạng đau răng khôn không suy giảm bạn cần đến khám và can thiệp nha khoa. 

Can thiệp nha khoa để xử lý răng khôn

Khi đau răng khôn kéo dài không thuyên giảm đồng nghĩa với việc răng bị ọc lệch hoặc mọc ngầm. Lúc này, bạn cần phải nhổ bỏ răng tại trung tâm nha khoa. 

Nhiều người cho răng nhổ răng khôn hàm trên sẽ đau và gây ra nguy hiểm  do ở vị trí gần mắt và có thể gây ảnh hưởng đến thị giác. Tuy nhiên, răng khôn hàm trên thường có xu hướng mọc thẳng, nhiều trường hợp không cần nhổ bỏ.

Ngược lại, nhiều người phải nhổ răng khôn hàm dưới vì nằm ở vị trí khó mọc hơn nên thường mọc lệch, mọc ngầm. Vì vậy, đây là răng khôn thường phải nhổ bỏ.

Vậy, nhổ răng khôn có nguy hiểm không và quy trình nhổ răng khôn như thế nào? Hãy tìm hiểu thêm về quy trình nhổ răng khôn và những nguy cơ có thể xảy ra trong từng giai đoạn cụ thể sau:

Nhổ bỏ răng khôn là biện pháp can thiệp nha khoa triệt để nhất
Nhổ bỏ răng khôn là biện pháp can thiệp nha khoa triệt để nhất
  • Khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ kiểm tra các thông tin về tiểu sử bệnh lý của người bệnh. Nếu bạn đang có bệnh lý nào đó như tiểu đường, huyết áp cần thông báo cho bác sĩ để có chẩn đoán và hướng xử lý phù hợp.
  • Chụp chiếu hình ảnh: Sau khi đã nắm được thông tin từ người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi chụp X-quang miệng. Hình ảnh chụp hàm sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí và tình trạng mọc của răng khôn và đưa ra kết luận có cần nhổ bỏ hay không. Nếu cần phải mổ bạn sẽ trải qua quá trình tiểu phẫu để lấy răng.
  • Chuẩn bị phẫu thuật: Tùy vào mức độ phức tạp của răng khôn cần nhổ, nha sĩ sẽ chọn hình thức gây tê cục bộ hoặc gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật. 
  • Tiến hành nhổ răng khôn: Nếu răng chưa nhô ra khỏi nướu, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở lợi để tiếp cận răng. Trường hợp không thể loại bỏ hoàn toàn chân răng bác sĩ sẽ phải dùng khoan làm vỡ răng thành từng mảnh nhỏ và gắp ra khỏi ổ răng. Quá trình nhổ răng thường không đau vì bạn đã được gây tê trước đó. Tuy nhiên, nếu thấy đau bạn nên cho bác sĩ biết để cân nhắc giải pháp giảm đau phù hợp.
  • Sau phẫu thuật: Sau khi lấy hết toàn bộ răng khôn, bạn sẽ được khâu bằng chỉ tự tiêu để bịt kín hốc răng và cầm máu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau, chống nhiễm trùng giúp quá trình hồi phục của vết thương tốt hơn.

Dù rất hiếm, nhưng nhổ răng khôn cũng giống với nhiều loại tiểu phẫu khác có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như: 

  • Viêm khớp khô: Xương ổ răng bị trơ ra mà không hình thành cục máu đông để che vết thương, gây đau buốt kéo dài.
  • Tổn thương thần kinh: Đây là biến chứng khiến nhiều người lo lắng khi nhổ răng khôn. Do đó, bạn có thể gặp tình trạng ngứa hoặc tê một bên mặt.
  • Nhiễm trùng chảy dịch vàng hoặc trắng tại vị trí nhổ răng gây sốt cao, sưng đau kéo dài.
  • Xuất huyết ở vết thương.

Đau nhức khi mọc răng khôn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đau răng khôn cản trở đến quá trình ăn uống của người bệnh. Do đó, bạn cần chú ý đến dinh dưỡng và cách chế biến thực phẩm giúp giảm đau hiệu quả.

Đau răng khôn ăn gì?

Một số thực phẩm người bị đau răng khôn nên ăn gồm:

  • Các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp để hạn chế việc bạn phải nhai, gây ra những va chạm khiến răng đau nhức hơn. Bạn nên ăn một số món như cháo thịt, súp rau củ, canh hầm.
  • Ăn các loại rau củ giàu vitamin như cà rốt, khoai lang, dâu tây giúp bạn giảm đau hiệu quả.
  • Uống các loại nước ép, sinh tố giúp dễ tiêu hóa. 
  • Bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa, sữa chua, sữa đậu nành bởi những thực phẩm này giúp giảm đau và bổ sung canxi và protein giúp răng chắc khỏe.
Đau răng khôn bạn nên ăn những thực phẩm mềm
Đau răng khôn bạn nên ăn những thực phẩm mềm

Đau răng khôn kiêng ăn gì?

Khi bị đau do mọc răng khôn bạn cần hạn chế sử dụng một số thực phẩm như:

  • Những món ăn có vị cay, chua, nóng hoặc quá lạnh cần được hạn chế vì rất dễ làm ảnh hưởng đến vị trí mọc răng gây gia tăng cảm giác đau đớn.
  • Thực phẩm cứng, dai và dẻo vì sẽ khiến cơ hàm hoạt động nhiều, gây ảnh hưởng đến nướu. 
  • Đồ ngọt như bánh kẹo cũng cần hạn chế tối đa. Những thực phẩm này rất dễ hình thành mảng bám khó vệ sinh, là một trong những nguyên nhân gây sâu răng.
  • Kiêng ăn một số thực phẩm như thịt gà, xôi, nếp. Vì đây là những thực phẩm làm gia tăng cảm giác đau nhức, sưng tấy.

Chữa đau răng khôn ở đâu an toàn

Xử lý răng khôn tuy không quá phức tạp nhưng cần phải được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín. Đặc biệt, nếu nhổ bỏ răng khôn không đúng cách rất dễ dẫn đến biến chứng về sau. Bạn có thể tham khảo một trong các địa chỉ chữa đau răng khôn dưới đây. 

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương ở Hà Nội

Đây là bệnh viện tuyến trung ương chuyên về các bệnh lý Răng Hàm mặt. Tại đây  quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm đến khám ở bệnh viện theo địa chỉ số 40 Tràng Thi, HN.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nằm ngay cạnh trường Đại học Y Hà Nội nổi tiếng, bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ khám được nhiều người lựa chọn. Khoa răng hàm mặt của bệnh viện có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và cơ sở vật chất đảm bảo để xử lý được những vấn đề liên quan đến răng miệng phức tạp nhất. Bạn có thể đến chữa đau răng khôn theo địa chỉ số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. 

Nha khoa quốc tế Việt Pháp

Nha khoa quốc tế Việt Pháp quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa được đào tạo tại các trường y khoa danh tiếng trong nước và quốc tế. Chất lượng dịch vụ khám và điều trị tại đây được nhiều người đánh giá cao. Hiện nha khoa Việt Pháp có 4 cơ sở tại Hà Nội gồm số 24, Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, số 6, Thái Hà, quận Đống số 29 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng và số 69 Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Khoa Răng trong BV Trung Ương Quân đội 108

Khoa răng của bệnh viện 108 được người dân tin tưởng và coi là địa chỉ điều trị răng an toàn, uy tín. Nơi đây chữa trị các bệnh về răng cũng như làm răng thẩm mỹ. Bạn đến khám theo địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, số điện thoại 024.6278.4129.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn có hơn 15 kinh nghiệm trong ngành nha khoa. Từ lâu đây đã trở thành một trong những địa chỉ uy tín có dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất tại TP HCM. Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho tình trạng cụ thể của từng người. Bệnh viện có trụ sở chính tại 1256 – 1258 Võ Văn Kiệt, Quận 5, TP HCM. 

Cách chăm sóc răng miệng đúng khi bị đau răng khôn

Để giảm nguy cơ đau nhức và như tránh những tổn hại đến nướu khi mọc răng khôn, người bệnh nên lưu ý một số điểm như sau:

Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích để bảo vệ răng sau phẫu thuật
Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích để bảo vệ răng sau phẫu thuật
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch răng triệt để, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 
  • Uống nhiều nước giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia vì đây đều là những tác nhân dẫn đến khô miệng. 
  • Sau khi phẫu thuật răng khôn cần hạn chế súc miệng quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.
  • Tránh các hoạt động mạnh sau khi nhổ răng vì có thể dẫn đến vỡ cục máu đông bảo vệ hốc răng sau phẫu thuật. 
  • Đến khám chuyên khoa nếu cảm thấy sốt, sưng nướu hoặc chảy máu sau khi nhổ răng.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đầy đủ về dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý tình trạng đau răng khôn. Mong rằng những chia sẻ này đã giúp bạn chăm sóc và bảo vệ răng miệng hiệu quả, đặc biệt là sau khi phẫu thuật nhổ bỏ răng.

ĐỌC NHIỀU:

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 30/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *