Viêm Tủy Răng: Biểu Hiện, Cách Điều Trị An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Viêm tủy răng là bệnh lý như thế nào? Bạn biết được những gì về bệnh răng miệng này? Tủy răng khi bị viêm sẽ gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt đời thường cũng như tinh thần của người bệnh. Để điều trị hiệu quả nhất, người bệnh cần nắm rõ các thông tin về bệnh dưới đây.

Bệnh viêm tủy răng là gì?

Tủy răng chính là một tổ chức liên kết có chứa rất nhiều dây thần kinh cùng với mạch máu ở trong hốc giữa của ngà răng. Tủy răng xuất hiện cả ở trong thân răng cùng chân răng và được gọi là buồng tủy, ống tủy. Tủy được bao bọc bởi phần ngà và men răng. Trong đó, ống tủy tại chân răng là dạng các sợi mô rất nhỏ và mảnh, được phân nhanh từ buồng tủy xuống đến thân răng và chóp chân răng.

Trong mỗi một răng có thể có từ 1 tới 4 ống tủy. Trong đó, răng cửa thường sẽ có 1 ống tủy, răng cối nhỏ có 2 và răng cối lớn là 3 đến 4 ống.

Tuy tủy răng được bao bọc kỹ bởi ngà răng và men răng nhưng vẫn có khả năng nuôi dưỡng đồng thời truyền dẫn các cảm giác kích thích từ bên ngoài cho phần thân răng. Bởi tủy răng có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm cả tĩnh mạch, động mạch, mao mạch bạch huyết của răng và các dây thần kinh.

Vậy tủy răng bị viêm là như thế nào? Viêm tủy răng chính là viêm phần tủy và các mô bao quanh của chân răng. Bệnh lý này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đau răng và bị mất răng ở những người trẻ tuổi. Bệnh có thể ở giai đoạn viêm tủy răng cấp tính, mãn tính, phục hồi hoặc không thể phục hồi.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Bệnh cũng khiến nhiều người nhầm lẫn tới với các tình trạng sức khỏe răng miệng khác, làm người bệnh chủ quan trong việc chữa trị.

Bệnh viêm tủy răng
Bệnh viêm tủy răng

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuỷ chân răng

Cũng giống như nhiều bệnh lý về răng miệng khác, viêm tủy răng có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những yếu tố phổ biến nhất người bệnh đang gặp phải hiện nay.

  • Răng bị sâu: Khi bị mắc sâu răng, các lỗ sâu ăn xuống tận chân răng và không được trám kịp thời sẽ là cơ hội cho các vi khuẩn tấn công. Những vi khuẩn này ăn vào cấu trúc bên trong răng, phá hủy răng và tủy tăng.
  • Viêm chân răng: Có không ít bệnh nhân bị viêm chân răng và gây ra tình trạng viêm tủy ngược dòng. Những vi khuẩn gây bệnh từ mô mềm sẽ tấn công qua chân răng, men răng và làm hỏng phần ống tủy bên trong. Tủy từ đó bị viêm và hoại tử.
  • Chấn thương răng: Một số trường hợp răng khi bị va chạm mạnh gây ra tình trạng mẻ, sứt răng và cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới phần tủy.
  • Vệ sinh răng sai cách: Nếu bạn vệ sinh răng sai cách, làm cho phần cổ răng bị lộ da, theo thời gian dài làm cho phần tủy bị tổn thương dẫn tới viêm.
  • Việc điều trị bệnh về răng trước đây sai cách: Nếu trước đây bạn từng mắc các bệnh lý về răng, nhưng chữa trị ở nơi không uy tín gây ra các sai sót như: Răng chưa được trám kín các lỗ sâu, răng còn khỏe mạnh nhưng bị mài cùi làm chụp răng. Hoặc các thao tác kỹ thuật sai cách làm tổn thương răng sẽ gây ra biến chứng là viêm tủy.
Những tổn thương trên răng gây viêm tủy
Những tổn thương trên răng gây viêm tủy

Triệu chứng viêm tủy răng biểu hiện thế nào?

Để có thể sớm điều trị, chúng ta cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của răng. Viêm tủy răng sẽ trải qua các giai đoạn với những triệu chứng khác nhau. Bệnh cần được phát hiện từ sớm để quá trình chữa trị dễ dàng, thuận lợi hơn.

Giai đoạn viêm tủy có khả năng phục hồi

Đây là giai đoạn người bệnh mới mắc viêm tủy răng, các dấu hiệu chưa dễ để nhận biết. Chúng ta cần phải chú ý tới những biểu hiện nhỏ nhất của răng.

Lúc này, người bệnh có các biểu hiện là những cơn đau nhức thoáng qua. Nguyên nhân chủ yếu là do trước đó răng đã bị sâu và không được điều trị. Cơn đau sẽ càng rõ ràng hơn và ban đêm, răng đau nhức khá khó chịu.

Bạn cũng có thể nhận biết ra cơn đau từ tủy răng khi nhiệt độ trong khoang miệng đột ngột thay đổi. Cụ thể là khi bạn ăn đồ quá lạnh hoặc đồ quá nóng. Giai đoạn này diễn ra khá ngắn nên không có nhiều người phát hiện được. Nếu nhận ra các triệu chứng và chữa trị ngay, tủy răng của bạn có thể hồi phục khỏe mạnh như lúc đầu.

Viêm tủy cấp

Với những bệnh nhân có tủy bị viêm ở giai đoạn cấp, lúc này các triệu chứng đã dễ nhận biết hơn nhiều. Cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột và đau dữ dội hơn. Mật độ cũng như cường độ đau ngày càng tăng nhanh. Thậm chí cơn đau còn có thể lan sang cả vùng nướu và những chiếc răng bên cạnh.

Khi cơn đau chấm dứt, người bệnh sẽ cảm nhận răng lại trở lại bình thường. Nhưng chỉ cần đồ ăn lọt lại vùng răng có tủy bị viêm, uống nước lạnh hoặc quá nóng, cơn đau sẽ lại tái phát. Cơn đau có thể đi kèm nhức buốt hoặc không và có thể kéo dài tới khoảng 30 phút.

Ở một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện cả mủ trong răng, cơn đau sẽ nặng hơn rất nhiều. Người bệnh còn có thể bị đau dẫn tới co giật, răng có ống tủy bị viêm sẽ lung lay và trồi lên cao hơn so với những răng ở bên cạnh.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh
Các biểu hiện thường gặp của bệnh

Viêm tủy mạn tính

Chúng ta nhận biết tủy bị viêm ở giai đoạn này bằng các cơn đau theo cơn hoặc đau kéo dài liên tục. Nhưng mức độ đau ít hơn so với tình trạng viêm tủy cấp. Người bệnh thường gặp các cơn đau âm ỉ kéo dài tới hàng giờ. Khoảng cách xảy ra các cơn đau cũng rất ngắn và chủ yếu đau về đêm. Ngay khi bạn cử động miệng hoặc nhai nghiền thức ăn cũng thấy đau.

Tủy răng bị viêm có nguy hiểm gì không?

Viêm tủy răng có gây ra nguy hiểm gì cho người bệnh không? Thực tế bệnh lý này gây ra khá nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người bệnh. Tủy ở trạng thái viêm sẽ dẫn tới xung huyết, khi răng có tủy chết sẽ kéo theo viêm quanh chóp của chân răng, chóp răng bị áp xe hoặc xảy ra nhiều biến chứng khác như: Rụng răng, viêm quanh phần cuống răng, viêm xương và viêm hạch rất nguy hại.

Nếu răng của bạn có các dấu hiệu: Lỗ sâu mở lớn, răng sang chấn cùng với các cơn đau nhức theo từng cơn, cơn đau tăng dần về đêm hoặc răng bị đổi màu bất thường,.. Hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc phòng nha khoa để được khám và chữa trị.

Cách điều trị bệnh viêm tủy răng

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu viêm tủy răng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hiện nay có khá nhiều phương pháp giúp người bệnh điều trị tủy răng. Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm tủy ở răng người bệnh có thể tham khảo.

Mẹo dân gian chữa viêm tủy răng

Khi bị viêm tủy răng gây đau nhức, việc áp dụng các biện pháp để giảm đau tại chỗ là rất cần thiết. Theo đó, bạn có thể sử dụng những mẹo chữa với nguồn nguyên liệu đơn giản dưới đây:

  • Lá chuối: Trong lá chuối có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau và chống viêm rất tốt. Vì vậy, bạn có thể tận dụng lá chuối để hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm tủy. Sử dụng lá chuối non rửa sạch, nghiền nát và chắt lấy phần nước cốt. Bạn dùng bông sạch để chấm phần nước cốt lên vùng bị viêm đau. Đợi sau khoảng 3 phút và súc miệng với nước.
  • Hành tây: Hành tây là nguyên liệu có khả năng giảm đau và sát khuẩn rất tốt. Người bệnh nên thái mỏng hành tây và đắp trực tiếp lên chỗ đau. Sau khoảng 5 phút, bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi khá nhiều.
  • Tỏi: Tỏi nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Người bệnh khi bị viêm tủy răng hãy dùng tỏi thái lát mỏng đắp lên chân răng đang bị viêm tủy, hoặc súc miệng với nước ép tỏi sẽ giúp làm giảm cơn đau buốt.
  • Trà xanh: Cùng với tỏi, hành tây hay lá chuối, trà xanh cũng có thể sử dụng để làm giảm các cơn đau và hỗ trợ sát khuẩn. Bạn pha nước trà xanh và lấy nước để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng nguyên liệu quen thuộc làm giảm cơn đau
Sử dụng nguyên liệu quen thuộc làm giảm cơn đau

Các biện pháp này nhìn chung rất dễ để áp dụng và có hiệu quả giảm đau tốt. Nhưng các mẹo chữa này chỉ có khả năng giảm đau tại chỗ, không thể điều trị triệt để bệnh viêm tủy răng. Người bệnh vẫn cần sử dụng các biện pháp chữa trị tích cực khác. Ngoài ra, nếu người bệnh thấy sử dụng những mẹo chữa này nhưng cơn đau không giảm rõ rệt, hãy ngưng sử dụng. Không tự ý điều trị tại nhà để tránh làm bệnh viêm tủy trở nên nghiêm trọng hơn.

Tây y chữa trị răng bị viêm tủy

Bị viêm tủy răng khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức dữ dội. Gây ra nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống cũng như làm sa sút tinh thần người bệnh. Để đẩy lùi tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng hướng điều trị Tây y như sau.

Thuốc Tây làm giảm cơn đau

Dựa theo tình trạng viêm thực tế, các bác sĩ sẽ kê cho bạn các đơn thuốc phù hợp để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thuốc bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Bạn sẽ được chỉ định uống thuốc Metronidazol cùng với thuốc Spiramycin để làm giảm các cơn đau hiệu quả. Những thuốc này sẽ chỉ sử dụng khi bệnh nhân xuất hiện những cơn đau buốt.
  • Thuốc uống và tiêm: Nhóm thuốc dành cho những người bị viêm tủy răng có khả năng phục hội, kháng khuẩn và giúp nuôi dưỡng tủy. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là: Penicillin, Tetracycline, Amoxicillin, Doxycycline.

Nhưng người bệnh cũng cần chú ý, nhóm thuốc này chỉ có hiệu quả giảm đau, kháng viêm cũng như chống sưng. Răng khi bị chết tủy nếu chỉ uống thuốc sẽ không thể điều trị một cách triệt để. Người bệnh cũng không tự ý mua thuốc về uống tại nhà khi chưa rõ liều lượng phù hợp với bản thân. Việc tự kê đơn thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng cho sức khỏe.

Uống thuốc giảm sưng đau và lấy tủy răng
Uống thuốc giảm sưng đau và lấy tủy răng

Điều trị bằng phương pháp có xâm lấn

Để có thể chữa trị bệnh triệt để và nhanh chóng, người bệnh nên tới các bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa. Bệnh lý này cần có các tác động trực tiếp vào răng để điều trị hiệu quả. Bởi các vi khuẩn đã xâm nhập làm viêm tủy sẽ không thể hết viêm nếu chỉ dùng thuốc.

Người bệnh sẽ được sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy sạch phần tủy đã viêm ra khỏi răng. Sau đó tiến hành trám hoặc bọc răng sứ. Cách làm này sẽ giúp chữa bệnh khỏi hoàn toàn, chấm dứt triệt để các cơn đau và ngăn chặn các biến chứng viêm ở chóp răng.

Những địa chỉ chữa viêm tủy răng an toàn, hiệu quả

Việc đến bệnh viện, phòng khám để chữa chứng viêm tủy răng là rất quan trọng. Vì vậy, người bệnh cần có thể đến những đơn vị dưới đây:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội tiếp nhận rất nhiều ca bệnh chuyên khoa như: Điều trị nội nha, nắn chỉnh răng, phục hình răng, phẫu thuật tạo hình hàm mặt. Bệnh viện dẫn đầu trong lĩnh vực răng hàm mặt tại Hà Nội và miền Bắc. Bệnh viện nằm ở số 40 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm.
  • Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 có nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó khoa răng giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh về răng rất nổi tiếng. Bệnh viện cũng có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề vững được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Bệnh viện 108 nằm ở số 1 đường Trần Hưng Đạo thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh với các dịch vụ phục hình nha khoa, thẩm mỹ và các dịch vụ như khoa tổng quát bao gồm cả điều trị tủy răng. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, các bác sĩ cùng chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn. Địa chỉ của bệnh viện tại phường Cô Giang thuộc quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh.
  • Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện ĐH Y Dược thành phố HCM là hệ thống nha khoa lớn được nhiều người tin tưởng lựa chọn khám và chữa trị hiện nay. Cơ sở có máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu với các dịch vụ thăm khám chất lượng cao. Địa chỉ của bệnh viện ĐH Y Dược HCM nằm trên phố Nguyễn Trãi, phường 11 của quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Một số địa chỉ chữa trị được người bệnh tin tưởng
Một số địa chỉ chữa trị được người bệnh tin tưởng

Các lưu ý trong quá trình chăm sóc sau khi chữa viêm tủy răng

Sau khi kết thúc điều trị viêm tủy răng, răng sẽ vẫn còn khá yếu, người bệnh cần chú ý chăm sóc thật cẩn thận. Phương pháp chăm sóc cho người vừa chữa viêm tủy răng phù hợp nhất là:

  • Với những người có cấu trúc răng bị mất nhiều sau khi loại bỏ tủy răng, hãy phục hình răng bằng bọc răng sứ thay vì sử dụng phương pháp trám. Cách làm này sẽ giúp bạn bảo vệ răng được tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống với các món ăn phù hợp. Người bệnh tránh sử dụng các thực phẩm quá cứng hoặc độ ăn quá lạnh, nóng để không làm ảnh hưởng tới vùng răng mới lấy tủy.
  • Đánh răng đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày và chải răng với lực nhẹ, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm.
  • Khi đánh răng, bạn hãy xoay tròn bàn chải hoặc chải dọc thay vì chải ngang để không làm hỏng men răng.
  • Hãy sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch những mảng bám ở trên răng. Kết hợp nước súc miệng chứa thành phần flour sẽ giúp hơi thở luôn được thơm mát.
  • Người bệnh cũng chú ý cần đi khám và lấy vôi răng theo định kỳ để luôn đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Viêm tủy răng có biểu hiện như thế nào, điều trị ra sao đều đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trên đây. Khi thấy có biểu hiện của viêm tủy chân răng, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Tránh chủ quan hay tự khắc phục tại nhà khi chưa có chỉ định của các bác sĩ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Quá trình chữa trị về sau cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hy vọng các thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có cách chăm sóc tốt nhất cho răng miệng.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 30/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *