Viêm Nha Chu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Chi Tiết

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng không ít người mắc phải với nhiều biểu hiện đau nhức khó chịu. Bệnh không phân biệt nam nữ hay người già người trẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều người chưa rõ bệnh nha chu có triệu chứng như thế nào, nguyên nhân gây bệnh do đâu. Việc điều trị vì vậy cũng trở nên khó khăn hơn khá nhiều. Để chăm sóc cho sức khỏe một cách tốt nhất, người bệnh cần hiểu rõ về nha chu.

Bệnh viêm nha chu là gì?

Trước khi tìm hiểu về viêm nha chu, chúng ta cùng tham khảo các thông tin về nha chu. Nha chu chính là tổ chức mô bao quanh phần răng. Gồm có nướu răng, men chân răng, dây chằng và xương ổ răng. Trong đó, nha chu sẽ có vai trò giữ phần chân răng của bạn luôn được cố định vững chắc, giúp bảo vệ răng luôn chắc khỏe. Phần nướu sẽ ôm chặt lấy chân răng để bảo vệ cho phần mô mềm tương đối nhạy cảm ở dưới răng. Đồng thời, nướu cũng sẽ giúp chúng ta ngăn chặn các vi khuẩn tấn công vào chân răng.

Viêm nha chu chính là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở nha chu. Lúc này, phần nha chu bị tổn thương, nướu cũng như xương bao quanh răng đều có dấu hiệu viêm. Khi mắc viêm nhiễm nha chu ở giai đoạn đầu, nướu của bạn sẽ có biểu hiện là sưng đỏ và cũng có thể chảy máu. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, nha chu sẽ có nhiều dấu hiệu tổn thương trầm trọng. Lúc này, viêm nha chu có thể làm người bệnh bị bong nướu hoặc nặng hơn chính là mất răng.

Bệnh nha chu ngày càng có tỉ lệ gia tăng
Bệnh nha chu ngày càng có tỉ lệ gia tăng

Viêm nha chu là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, nhưng người trưởng thành vẫn là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Dựa theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, bệnh viêm nha chu cùng với bệnh sâu răng chính là 2 loại bệnh lý nguy hiểm nhất trong nhóm bệnh về răng miệng hiện nay. Vậy chúng ta phải làm gì để phát hiện bệnh sớm?

Dấu hiệu bị viêm nha chu người bệnh cần nhớ

Với phần nha chu ở người khỏe mạnh, nướu sẽ luôn có màu hồng nhạt và rất chắc chắn. Nhưng khi bạn cảm thấy nướu mềm hơn, màu sắc cũng chuyển sang đỏ và có dấu hiệu sưng, kèm theo là triệu chứng chảy máu. Rất có thể bạn đã mắc bệnh về nha chu, cụ thể là bị viêm nhiễm.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Bên cạnh đó, bệnh cũng được phát hiện thông qua một số triệu chứng phổ biến như sau:

  • Phần nướu có thể bị chuyển màu bất thường, nướu bị bầm tím dù không có tác động ngoại lực. Khi chạm tay vào nướu sẽ thấy khá đau nhức.
  • Phần thân răng sẽ dài hơn, do nướu đang có xu hướng bị tuột, làm lộ ra phần chân răng.
  • Khoảng cách giữa các răng cũng có sự thay đổi, kẽ hở răng lớn và còn có thể xuất hiện thêm mủ ở nướu và phần giữa răng.
  • Đồng thời, hơi thở của người bệnh cũng có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt dù dùng chỉ nha khoa để xỉa răng, hoặc ngay khi đánh răng, bạn cũng bị chảy máu ở chân răng.
  • Răng có tình trạng lung lay nhẹ, việc ăn uống cũng gặp khó khăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận thấy miệng của mình luôn có vị kim loại.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh
Những triệu chứng thường gặp của bệnh

Các nguyên nhân bị viêm nha chu

Hiện nay, bệnh nhân mắc bệnh viêm nha chu chủ yếu do các vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng và tích tụ tại các mảng bám hình thành trên răng. Khi để mảng bám càng lâu, răng sẽ có hiện tượng khó làm sạch, vệ sinh bởi các mảng bám đã bám khá chặt. Vi khuẩn càng dễ dàng sinh sôi và gây bệnh hơn. Nếu mảng bám không được loại bỏ sẽ xảy ra chứng viêm nướu và dần chuyển thành bệnh về nha chu.

Trong khi đó, bệnh viêm nha chu lại càng dễ mắc phải hơn nếu bạn đang gặp phải các tác động dưới đây:

  • Viêm nha chu có thể xảy ra khi bạn thường xuyên sử dụng thuốc lá, hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc bừa làm chúng ta tăng nguy cơ bị bệnh về nướu cũng như gây cản trở cho quá trình chữa trị bệnh. Theo các số liệu đo được gần đây, những người bị bệnh viêm nha chu khi sử dụng thuốc lá sẽ có kết quả điều trị không tốt, tỉ lệ chiếm đến 90%.
  • Yếu tố thứ hai phải nhắc tới chính là nha chu bị viêm khi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thay đổi. Tình trạng này rất dễ xảy ra ở những người mãn kinh, những người đang có thai hoặc nữ giới đang ở giai đoạn dậy thì.
  • Có thể bạn không biết, những bệnh nhân tiểu đường là nhóm đối tượng có khả năng bị viêm nướu, viêm nha chu khá cao. Hoặc những bệnh nhân bị HIV cũng sẽ dễ dàng gặp phải bệnh lý về răng miệng vì hệ miễn dịch lúc này đã không đủ khả năng để chống lại các bệnh tật.
  • Ngoài ra, những bệnh nhân bị ung thư cũng có thể bị chứng viêm nhiễm nha chu. Bởi các tế bào đột biến xuất hiện khá nhiều, bên cạnh đó là tác động xạ trị hay hóa trị làm người bệnh càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Viêm nha chu cũng có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng những loại thuốc điều trị liên quan tới tăng huyết áp, thuốc giãn mạch hoặc nhóm thuốc có khả năng làm giảm tuyến nước bọt.
Những nguyên nhân dẫn tới viêm nha chu
Những nguyên nhân dẫn tới viêm nha chu

Viêm nha chu có phải bệnh lý nguy hiểm không?

Có rất nhiều người đặt ra thắc mắc nha chu bị viêm có gây ra các nguy hại gì cho sức khỏe hay không. Thực tế, nha chu khi bị tổn thương không chỉ gây ra tác động xấu tới sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng thể của bạn cũng bị ảnh hưởng không ít. Bệnh khi kéo dài không có biện pháp điều trị sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh thêm nhiều bệnh lý khá nhiều nguy hiểm khác bao gồm: Bệnh liên quan tới đường hô hấp, bệnh về động mạch vành hoặc lượng đường trong máu mất kiểm soát. Với những phụ nữ đang có thai, bệnh nha chu có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng của bé sau khi chào đời.

Cách chẩn đoán bệnh

Người bệnh cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và xác định tình trạng bệnh thực tế. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế để kiểm tra sức khỏe của nha chu. Đồng thời, người bệnh cũng được thăm hỏi về tiền sử các bệnh lý, những thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây ảnh hưởng đến nha chu.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được thực hiện một số kiểm tra xét nghiệm để theo dõi hiện trạng mảng bám ở trên răng, răng có dấu hiệu chảy máu và sức khỏe của phần nướu.

Đồng thời, độ sâu của các khe hẹp giữa răng và nướu cũng cần được kiểm tra. Khi túi nha của bạn có kích thước nằm trong khoảng 1 đến 3mm, đây là dấu hiệu cho thấy nướu vẫn khỏe mạnh. Ngược lại, khi số đo vượt hơn 3mm, nướu của bạn đã mắc bệnh.

Ngoài các phương pháp kiểm tra trên, các bệnh nhân cũng có thể được chỉ định tiến hành chụp X-quang để xem xét phần xương hàm và chân răng thật chi tiết.

Chẩn đoán để xác định nguyên nhân và mắc độ nha chu tổn thương
Chẩn đoán để xác định nguyên nhân và mắc độ nha chu tổn thương

Viêm nha chu phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Ngay khi phát hiện mắc viêm nha chu, người bệnh cần sớm tới bệnh viện thăm khám để có cách điều trị dứt điểm từ sớm. Viêm nha chu điều trị không khó và có khá nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay. Trong đó, chúng ta phân chia thành 3 hướng điều trị là: Tây y, Đông y và chữa bệnh nha chu bằng một số mẹo dân gian.

Phương pháp chữa trị viêm nha chu trong Đông y

Đông y luôn là cách chữa trị đem đến hiệu quả cao, lành tính với người bệnh và thích hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Để được sử dụng thuốc, người bệnh cần tới các phòng khám y học cổ truyền. Sau khi đã xác định được nguyên nhân cụ thể, thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Những bài thuốc được sử dụng khá nhiều hiện nay gồm:

  • Bài thuốc số 1: Có các vị dược liệu gồm: Ngưu bàng tử, bồ công anh, kim ngân hoa, tạo giác thích, bạc hà và hạ khô thảo. Thuốc đem sắc cùng với khoảng 1 lít nước cho đến khi sôi cạn còn ⅓. Người bệnh chia thuốc thành 3 – 4 bữa và sử dụng hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Các vị dược liệu gồm có: Thăng ma, ngưu bàng tử, đan bì, hoàng liên và kim ngân hoa. Thuốc đem sắc cùng 6 hoặc 7 bát nước con. Đợi đến khi thuốc cạn còn khoảng 2 bát, người bệnh ngừng sắc, chia nhỏ thuốc và uống ngay khi còn ấm. Các bữa sau có thể hâm nóng lại thuốc trước khi sử dụng.
Bài thuốc Đông y chữa bệnh về nha chu
Bài thuốc Đông y chữa bệnh về nha chu

Mẹo dân gian đẩy lùi triệu chứng viêm nha chu

Có khá nhiều người khi mắc bệnh viêm nha chu sẽ lựa chọn các mẹo dân gian để hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh. Các mẹo chữa này đều sử dụng các nguyên liệu có giá thành rẻ, dễ kiếm và cũng dễ sử dụng. Bạn có thể tham khảo công thức dùng các nguyên liệu dưới đây.

  • Cây lược vàng: Chúng ta dùng khoảng 3 – 4 lá lược vàng, rửa sạch và thái thành từng miếng nhỏ. Lá thái xong đem phơi khô và bỏ vào bình ngâm rượu, rượu ngâm càng lâu sẽ càng có hiệu quả. Hàng ngày, bạn sử dụng rượu lược vàng để súc miệng, ngậm rượu khoảng vài phút và nhổ bỏ. Sau đó, súc miệng lại với nước sạch để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Lá lốt: Lá lốt cũng là nguyên liệu cải thiện chứng viêm nha chu khá tốt. Người bệnh dùng khoảng 20 lá lốt ngâm với nước muối. Sau khi lá rửa sạch sẽ đem xay nhuyễn với một chút nước ấm. Phần nước cốt lọc được sẽ bôi trực tiếp lên vị trí nha chu đang bị viêm.
  • Nước muối: Khi mắc bệnh về nha chu, người bệnh nên sử dụng nước muối để sát khuẩn cũng như giúp giảm viêm. Bạn hãy pha nước muối theo tỉ lệ 1 lít nước sạch cùng 9g muối. Hoặc dùng nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc để súc miệng mỗi ngày.

Cách chữa trị viêm nha chu trong Tây y

Bệnh nha chu cần được chữa trị sớm đẩy không gây ra các tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Theo đó, khi điều trị bằng y học hiện đại, các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng viêm của người bệnh để có cách chữa hợp lý nhất.

Điều trị không xâm lấn

Nếu bệnh của bạn ở mức nhẹ, chưa có những biểu hiện nghiêm trọng, có thể áp dụng các điều trị không có xâm lấn. Cụ thể là:

  • Loại bỏ mảng bám: Loại bỏ sạch những mảng bám trên răng là cách đẩy lùi những vi khuẩn gây bệnh trên bề mặt răng cũng như ở phần nướu. Sóng âm hoặc laser sẽ được sử dụng để làm sạch mảng vôi bám này.
  • Chà chân răng: Cách làm này sẽ giúp chúng ta làm nhẵn bề mặt của chân răng. Do đó, các vi khuẩn sẽ không còn nơi trú ngụ để sinh sôi gây bệnh.
  • Uống thuốc kháng sinh: Khi vi khuẩn vẫn còn ở trên răng, người bệnh vẫn có khả năng tái phát bệnh trở lại. Khi đó, người bệnh sẽ được uống thuốc kháng sinh để có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Sử dụng các loại thuốc điều trị
Sử dụng các loại thuốc điều trị

Điều trị có xâm lấn

Nếu các biện pháp không xâm lấn không còn hiệu quả, bệnh nhân sẽ cần tiến hành phẫu thuật nha khoa. Những biện pháp phẫu thuật được sử dụng hiện nay gồm có:

  • Phẫu thuật Flap: Là biện pháp có tác dụng làm giảm độ sâu của các túi nha chu. Phần nướu của bạn sẽ được rạch một đường nhỏ và cạo sạch mảng bám, kết hợp chà chân răng.
  • Ghép mô mềm: Phương pháp này dùng mô lấy từ phần vòm miệng và lấp đầy vào các vị trí nướu bị tổn thương và mất nướu.
  • Ghép men răng: Men răng bị hư hỏng khi các mảng bám xuất hiện trên răng, lâu ngày làm men răng càng suy yếu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện ghép men răng từ xương tổng hợp.
  • Dùng men tái sinh: Ở phần nướu bị viêm, các bác sĩ sẽ đặt gel có chứa protein vào chân răng. Đây chính là loại protein có trong men răng. Thông qua biện pháp này, mô mềm và xương tại khu vực nướu bị tổn thương sẽ hồi phục khỏe mạnh.
Khắc phục bệnh bằng các biện pháp xâm lấn
Khắc phục bệnh bằng các biện pháp xâm lấn

Các địa chỉ chữa bệnh viêm nha chu uy tín, an toàn

Cùng với câu hỏi nên làm gì để điều trị viêm nha chu, các bệnh nhân cũng rất quan tâm tới những địa chỉ chữa bệnh đáng tin cậy nhất. Chúng tôi đã tổng hợp lại một số đơn vị bệnh viện, phòng khám được các bệnh nhân đánh giá cao hiện nay.

  • Bệnh viện 103 có địa chỉ tại quận Hà Đông, đường Phùng Hưng – Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 02433566713.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tại phường Hàng Bông của quận Hoàn Kiếm. Số điện thoại liên hệ: 02438269726.
  • Khoa Răng Hàm Mặt thuộc bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ tại phường 11, quận 5. Số điện thoại liên hệ: 02838552641.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh nằm tại đường Trần Hưng Đạo, trên phường Cô Giang, quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại liên hệ: 02838260191.

Người bị viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Có thể bạn chưa rõ, các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có tác động rất nhiều tới sức khỏe của nha chu. Người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống như sau:

  • Bổ sung nhiều loại rau củ quả có chứa chất xơ và các vitamin thiết yếu như: Súp lơ, đậu hà lan, táo, bơ,….Đây là những thực phẩm giúp làm sạch kẽ răng và mảng bám ở răng rất hiệu quả.
  • Tăng cường các món ăn có chứa nhiều axit lactic như sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể.
  • Uống thêm trà xanh sẽ là cách diệt trừ các vi khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, nhờ vậy nha chu chóng lành hơn.
Chế độ ăn uống thích hợp cho bệnh nhân
Chế độ ăn uống thích hợp cho bệnh nhân

Các thực phẩm cần tránh khi bị bệnh nha chu:

  • Những đồ ăn có chứa nhiều axit, tinh bột và đường là yếu tố làm gia tăng mảng bám trên răng, khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng khoai sắn, bánh ngọt hay các loại trái cây chua có chứa nhiều axit.
  • Đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay cứng cũng gây ra nhiều chà xát lên nướu là nha chu tổn thương hơn. Các gia vị cay nóng hay quá lạnh làm tăng cường kích ứng trên nha chu.
  • Thịt bò, thịt trâu hay một số loại thịt da khác cũng cần hạn chế sử dụng bởi chúng khá dễ mắc vào kẽ răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Chứng viêm nha chu do đó sẽ nặng và khó chữa trị hơn.

Cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả

Bệnh viêm nhiễm nha chu hoàn toàn có thể ngăn chặn hiệu quả khi bạn biết cách chăm sóc cho sức khỏe răng miệng. Dưới đây là các lưu ý phòng tránh bạn đọc không nên bỏ qua:

  • Bạn nên đến thăm khám răng miệng tại bệnh viện hay phòng khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các biểu hiện thất thường,.
  • Sử dụng bàn chải sợi mềm và thay bàn chải đánh răng sau khoảng 3 tháng sử dụng để không làm hại cho răng và nha chu.
  • Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần để đánh bật các thức ăn dư thừa, hạn chế hình thành các mảng bám và tránh vi khuẩn xuất hiện trên răng.
  • Ngoài việc đánh răng, chúng ta cũng cần súc miệng đều đặn mỗi ngày để diệt bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Hãy sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để xỉa răng, cách làm này sẽ tránh làm khe răng bị mở rộng.

Viêm nha chu có triệu chứng thế nào và điều trị bệnh ra sao đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trên đây. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh để có phương pháp chữa trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 30/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *