Đau Răng Uống Panadol Được Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Panadol là một trong số các loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng, được nhiều người chọn lựa trong các trường hợp khẩn cấp. Theo đó, có rất nhiều người thắc mắc không biết đau răng uống Panadol được không, thuốc Panadol có giảm đau răng không, uống bao nhiêu viên 1 ngày? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn câu trả lời chi tiết nhất.

Đau răng uống Panadol được không?

Theo các số liệu được báo cáo có tới 90% người dân Việt Nam gặp phải các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, viêm nướu. Đi kèm với các bệnh lý này thường là cảm giác ê buốt, đau răng khiến cho không ít người cảm thấy khó chịu. Gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai cũng như sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Đau răng uống panadol được không? Câu trả lời là có
Đau răng uống panadol được không? Câu trả lời là có

Vậy khi đau răng uống panadol được không? Panadol có giảm đau răng không? Câu trả lời là có. Panadol không giúp điều trị dứt điểm được nguyên nhân gây đau răng nhưng thuốc có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu này. Nếu muốn điều trị dứt điểm đau nhức năng bạn cần tới thăm khám, điều trị tại các phòng khám nha khoa.

Panadol là thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả và rất quen thuộc trong tủ thuốc của gia đình Việt. Panadol dùng để điều trị cho cả trẻ em và người lớn và được bán rộng rãi tại khắp các nhà thuốc trên toàn quốc.

Cách dùng và liều dùng Panadol giảm đau răng

Đau răng uống Panadol được không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và một số loại thuốc điều trị mà bạn đang dùng (nếu có). Thông thường thuốc giảm đau Panadol sẽ được dùng cho các trường hợp giảm đau răng cụ thể như sau:

  • Đối với người lớn: Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, liều lượng được khuyến cáo nên uống 500 -1000mg/lần. Uống cách nhau từ 4 – 6 giờ và không được sử dụng quá 4000mg/ngày.
  • Đối với trẻ em: Trẻ em từ 6 tới 11 tuổi sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc có chứa hàm lượng paracetamol thấp hơn. Thường thì, các bé chỉ uống 250 – 500mg/lần và uống cách nhau từ 4 – 6 giờ. Liều lượng thuốc sẽ được tính theo cân nặng của bé, tùy vào trọng lượng cơ thể sẽ có lượng thuốc phù hợp. Ngoài ra, Panadol không được khuyến khích dùng cho trẻ dưới 6 tuổi cho kể cả trường hợp trẻ có quấy khóc, đau nhức khó chịu do bị sâu răng.

Xem thêm:

Liều dùng Panadol phụ thuộc vào từng lứa tuổi và tình trạng bệnh
Liều dùng Panadol phụ thuộc vào từng lứa tuổi và tình trạng bệnh

Panadol là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt sở hữu thành phần chính là paracetamol. Thuốc có thể sử dụng trong trường hợp bị đau đầu, đau cơ, viêm họng, viêm khớp và đau răng. Muốn sử dụng Panadol bạn cần phải có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ, không được tùy ý sử dụng để tránh những ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng Panadol trị đau răng

Việc đau răng uống Panadol được không, đau răng uống Panadol còn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Có rất nhiều loại thuốc Panadol trên thị trường nhưng hàm lượng paracetamol ở mỗi loại lại có sự chênh lệch. Vì thế, việc đọc hướng dẫn, làm theo chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc để trị đau răng là điều bắt buộc.
  • Khoảng cách mỗi lần uống ít nhất là từ 4 – 6 tiếng.
  • Không uống quá 4000mg paracetamol trong 1 ngày.
  • Không dùng thuốc Panadol trị đau răng cho bé dưới 6 tuổi.
  • Việc tự ý mua thuốc uống mà không có sự hỗ trợ tư vấn của dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa sẽ rất dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Panadol có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó thở với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với aspirin và NSAID, da bị dị ứng, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, gan bất thường,…
  • Không lạm dụng thuốc, việc sử dụng liên tục Panadol trong vài ngày có thể dẫn đến ngộ độc và tổn thương gan nghiêm trọng.
  • Panadol chỉ có tác dụng giảm đau tức thời và không thể điều trị dứt điểm bệnh.
Đau răng uống Panadol extra được không? Đương nhiên là bạn có thể sử dụng
Đau răng uống Panadol extra được không? Đương nhiên là bạn có thể sử dụng

Ngoài Panadol có thể uống thuốc nào trị đau răng?

Ngoài việc uống Panadol giảm đau răng tạm thời, tùy theo tình trạng bệnh mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại thuốc giảm đau răng hiệu quả khác. Thông thường các loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê nhằm giảm đau, kháng viêm và tránh những biến chứng do đau nhức răng gây ra.

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến giúp cải thiện tình trạng đau nhức răng miệng mà bạn có thể tham khảo như: Thuốc giảm đau Aspirin, thuốc kháng sinh Doxycyclin, Amoxicyclin, Tetracylin, Spiramycin, … phối hợp với Metronidazol.

Lưu ý, những thuốc nêu trên chỉ có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn trong khoang miệng, làm ức chế cơn đau tạm thời. Giúp tình trạng đau nhức trở nên nhẹ hơn chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm.

Ngoài Panadol có thể sử dụng thuốc Aspirin để giảm đau răng
Ngoài Panadol có thể sử dụng thuốc Aspirin để giảm đau răng

Đau nhức răng xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, mọc răng khôn. Trường hợp uống thuốc giảm đau Panadol không khiến bạn giảm các cơn đau hiệu quả, bạn cần tới nha khoa để được thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y bạn cũng có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc chữa đau răng bằng phương pháp dân gian như: Trà gừng, gừng kết hợp cùng tỏi trị đau răng, lá ổi, lá trầu không, lá lốt,…

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi đau răng uống Panadol được không? Qua bài viết, mong rằng các bạn có cái nhìn chính xác hơn, chi tiết hơn về tác dụng của thuốc giảm đau Panadol đối với sức khỏe răng miệng của bạn.

Tham khảo:

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 02/10/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *