Viêm Tủy Răng Uống Thuốc Gì? Lưu Ý Quan Trọng Khi Dùng Thuốc

Viêm tủy răng uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này, bởi nó gây ra cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng tới cuộc sống và đặc biệt là có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy trên thị trường có những loại thuốc đặc trị nào, cần lưu ý gì khi sử dụng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Bị viêm tủy răng uống thuốc gì? Thuốc giảm đau viêm tủy răng

Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của viêm tủy răng chính là hiện tượng đau nhức. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến ăn uống sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh phổ biến thường được dùng.

Thuốc giảm đau viêm tủy răng Paracetamol 

Thuốc giảm đau Paracetamol là loại thuốc đã rất quen thuộc, được sử dụng trong nhiều trường hợp. Tuy không phải là thuốc đặc trị viêm tủy răng nhưng paracetamol có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm cực kỳ hiệu quả.

Liều dùng:

Khi sử dụng, bạn nên tuân thủ theo đúng lưu lượng được chỉ định. Liều dùng cho phép rơi vào khoảng 325 – 650mg/lần, mỗi lần cách nhau 2 – 4 tiếng, hoặc 500mg/lần, cách nhau 6 – 8 tiếng.

Theo ý kiến từ các chuyên gia y dược, loại thuốc này sẽ gây ra một số tác dụng phụ khi dùng chung với rượu bia, có hại đối với với người có tiền sử bệnh gan, thận hoặc tim mạch. Vì vậy, người đang mắc các chứng bệnh này cần đặc biệt lưu ý.

Paracetamol là thuốc giảm đau viêm tủy răng được sử dụng rất phổ biến
Paracetamol là thuốc giảm đau viêm tủy răng được sử dụng rất phổ biến

Thuốc giảm đau cấp tốc NSAIDs

Thuốc giảm đau răng NSAIDs được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nó có khả năng giảm đau, kháng viêm, hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả mà đặc biệt là không chứa thành phần steroid. Thành phần chính của NSAIDs gồm có aspirin, meloxicam, diclofenac và ibuprofen.

Thuốc hỗ trợ người bệnh giảm đau tức thì nhờ thành phần ibuprofen và aspirin. Tuy nhiên bạn cần uống theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ về tim mạch, hệ tiêu hoá, viêm loét dạ dày. Đặc biệt với người bị dị ứng với thành phần của thuốc, viêm loét dạ dày, máu khó đông, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng.

Liều dùng:

Đối với trẻ em, NSAIDs được ưu tien lựa chọn với liều dùng thông thường là 5-10 mg/kg/lần (tối đa 400 mg/lần). Có thể dùng liều kế tiếp sau 6 – 8 tiếng, tổng liều dùng trong một ngày không được phép vượt quá 40mg/kg.

Thuốc giảm đau viêm tủy răng Efferalgan

Đây cùng là một loại thuốc giảm đau phổ biến, được bào chế dưới dạng viên sủi.Thành phần chính của thuốc cũng là paracetamol có tác dụng giảm đau nhanh, dùng được trong nhiều trường hợp khác nhau.

Liều dùng:

  • Với trẻ em từ 7 -12 tuổi: Uống mỗi lần 1/2 – 1 viên Efferalgan 500mg, mỗi lần cần cách nhau từ 4  – 6 tiếng, hoặc khi cảm thấy đau (tối đa 4 viên/ngày).
  • Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống từ 1 – 2 viên Efferalgan 500mg mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 giờ, tối đa 8 viên/ngày.

Bên cạnh khả năng giảm đau, Efferalgan còn có khả năng giảm sốt do viêm tủy răng gây ra. Thuốc phát huy tác dụng theo nguyên lý ngăn chặn đường truyền ngoại biên của xung lực đau đến bộ não, nên sẽ giảm đau khá nhanh. Tuy nhiên, cơn đau cũng sẽ quay lại khi thuốc hết tác dụng.

Hình ảnh thuốc Efferalgan
Hình ảnh thuốc Efferalgan

Đối với trường hợp viêm tủy răng do nhiễm khuẩn, các bác sĩ có thể chỉ định một số kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng được sử dụng phổ biến.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng Clindamycin

Tác dụng của Clindamycin là gây ức chế và ngăn cản quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây viêm. Khi thuốc phát huy công dụng tối đa, các triệu chứng viêm tủy răng cũng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Loại thuốc này thường được bệnh nhân có dấu hiệu kháng thuốc hoặc dị ứng với penicilin.

Liều dùng:

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, liều lượng an toàn để sử dụng Clindamycin là 300 – 600g/lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng đồng hồ.

Khi sử dụng các loại kháng sinh bạn nên dùng đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh về dạ dày hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không nên sử dụng.

Clindamycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng phổ biến
Clindamycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng phổ biến

Thuốc kháng sinh trị viêm tủy răng Penicillin/Amoxicillin

Đây là hai loại thuốc tây trị viêm tủy răng được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, chúng còn được xem là giải pháp loại bỏ hiệu quả vi khuẩn gây viêm tủy răng cứng đầu.

  • Liều dùng: Liều dùng an toàn với Penicillin/Amoxicillin là 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ, hoặc 1000mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nếu điều trị kết hợp với Axit Clavulanic, dùng 500 – 2000mg/lần, cách nhau 8 – 12 giờ.
  • Lưu ý: Mặc dù mang lại hiệu quả nhưng hai loại thuốc trị viêm tủy răng này lại rất dễ gây dị ứng. Vì vậy, trước khi dùng bạn nên tìm hiểu kỹ các thành phần của thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc trị viêm tủy răng Azithromycin

Azithromycin được biết đến phổ biến với công dụng là đặc trị đau răng, có khả năng chống lại vi khuẩn, ức chế vi khuẩn lây lan. Thuốc Azithromycin đặc biệt hiệu quả nếu sử dụng cho các trường hợp bị viêm tủy răng do hút thuốc lá. Loại thuốc này sẽ giúp bạn giảm sưng viêm vùng nướu hiệu quả, giảm tình trạng viêm tủy răng.

Liều dùng: 

Liều dùng an toàn đối với Azithromycin là 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày, dùng 3 lần liên tiếp.

Hình ảnh thuốc Azithromycin
Hình ảnh thuốc Azithromycin

Viêm tủy răng uống thuốc gì? Metronidazole

Metronidazol là kháng sinh điều trị viêm tủy răng đặc biệt hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng được khuyến cáo là mang lại khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận.

Liều dùng: Liều dùng an toàn đối với Metronidazole là 7.5mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ.

Hình ảnh thuốc Azithromycin
Hình ảnh thuốc Azithromycin

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng nên hay không?

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng có tốt không chắc hẳn là thắc mắc của không ít độc giả. Các loại thuốc kháng sinh thường sẽ mang lại hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên các phản ứng sau khi dùng thuốc cũng như tác dụng phụ lại có hại cho sức khỏe người bệnh. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị viêm tủy răng có thể kể đến dưới đây:

  • Tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong cơ thể: Đây là tác dụng phụ của hầu hết các loại thuốc kháng sinh. Một nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng sẽ làm cho cấu trúc vi khuẩn trong đường ruột bị thay đổi. Nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột. Nếu cho trẻ em sử dụng nhiều có thể làm tăng nguy cơ béo phì sau này, vì vậy các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý.
  • Ảnh hưởng xấu đến chức năng gan thận: Sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày có ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động gan và thận. Nếu kéo dài sẽ là tiền để gây ra một số bệnh liên quan đến các cơ quan này.
  • Nguy cơ kháng thuốc, sốc phản vệ: Nếu lạm dụng thuốc trị viêm tủy răng quá nhiều, hậu quả có thể dẫn đến là tình trạng kháng thuốc. Khi đó, thuốc sẽ không còn phát huy tác dụng trên cơ thể như trước đây. Ngoài ra, ngành Y tế đã ghi nhận một số trường hợp bị sốc phản vệ do sử dụng thuốc kháng sinh, tuy nhiên tình trạng này hiếm khi xảy ra hơn.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm tủy răng

Trong quá trình điều trị viêm tủy răng bằng kháng sinh, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định, không lạm dụng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh theo liều lượng được kê cho người khác.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy cần đưa người ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
  • Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau có thể dẫn đến phản ứng phụ nguy hiểm.
  • Không tự ý kéo dài thời gian dùng thuốc, không chia sẻ thuốc với người khác khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm tủy răng
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm tủy răng

Cách phòng tránh bệnh viêm tủy răng

Tuy viêm tủy răng là một chứng bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tuy nhiên bệnh lý này lại rất dễ phòng tránh. Để phòng tránh viêm tủy răng cũng như các bệnh răng miệng khác bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, chải răng 2 lần/ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch răng miệng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột, ăn nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng các loại chất kích thích có hại cho men răng như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…
  • Thường xuyên đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện sớm và điều trị các triệu chứng bệnh.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi, viêm tủy răng uống thuốc gì? Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về các loại thuốc chữa bệnh lý răng miệng nguy hiểm này. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ các thành phần và tác dụng phụ của thuốc, nếu cần thiết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 10/06/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *