Bật Mí 11 Loại Thuốc Điều Trị Áp Xe Răng Hiệu Quả Vượt Trội

Sử dụng thuốc điều trị áp xe răng đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn do mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh khác nhau sẽ phù hợp với loại thuốc khác nhau, vì vậy các bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn. Dưới đây chúng tôi sẽ kê đơn đến các bạn 11 sản phẩm được sử dụng phổ biến.

11 loại thuốc điều trị áp xe răng bán chạy nhất thị trường

Áp xe răng là một biến chứng của tình trạng nhiễm trùng răng miệng kéo dài hoặc bị chấn thương. Trong ổ áp xe thường chứa nhiều mủ gây đau nhức, sưng hàm, sưng hạch cổ, sốt, mệt mỏi, hơi thở có mùi hôi,… Thậm chí một số trường hợp biến chứng nguy hủy còn gây mất răng, viêm xương, tiêu xương hàm,…

Bản chất của tình trạng này là do nhiễm trùng, do đó cần điều trị theo phác đồ kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp với súc miệng nước muối ấm, cùng các phương pháp điều trị khác để nhanh chóng loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng thật.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị áp xe răng được chỉ định phổ biến:

1. Emofluor Gel

Emofluor Gel là một loại thuốc điều trị áp xe răng được sử dụng phổ biến hiện nay do Thụy Sỹ sản xuất. Sản phẩm này được điều chế dạng gel lỏng, rất dễ sử dụng và tiện lợi mang theo bên người.

Emofluor Gel là một loại thuốc điều trị áp xe răng
Emofluor Gel là một loại thuốc điều trị áp xe răng

Thành phần: Aqua, Cellulose Gum, Phosphorylcolamine, Stannous Fluoride, Glycerin, Propylene Glycol, Aqua,…

Công dụng:

  • Đặc trị bệnh lý nha khoa như viêm nha chu mãn tính, viêm lợi, sâu răng, ổ mủ chân răng,…
  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng do bệnh áp xe răng gây ra.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Các bạn bôi trực tiếp một lượng nhỏ gel lên vị trí áp xe răng để giảm đau, kháng viêm.
  • Sử dụng hàng ngày đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm đang được bán trên thị trường với giá là 250.000 đồng đến 280.000 đồng/tuýp 75ml.

2. Thuốc giảm đau áp xe răng Paracetamol Panadol

Paracetamol Panadol được dùng trong điều trị áp xe răng với mục đích giảm đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên loại thuốc này không có tác dụng chống viêm nhiễm, vì vậy chỉ phù hợp sử dụng trong giai đoạn chưa viêm sưng nặng.

Thành phần: Paracetamol là thành phần chính có trong Panadol.

Công dụng: Giúp giảm đau nhức nhanh chóng cho người bệnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi: Dùng 250 – 500mg/lần.
  • Trẻ trên 11 tuổi và người lớn: 500 – 1000mg/lần, mỗi lần sử dụng cách nhau 4 – 6 giờ.

Lưu ý: Không sử dụng quá 4000mg/ngày và loại thuốc này không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi hay những người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Giá bán tham khảo: Thuốc được bán trên thị trường với giá khoảng 240.000 đồng/hộp 180 viên.

3. Thuốc điều trị áp xe răng tốt – Azithromycin

Azithromycin nằm trong danh sách các loại thuốc điều trị áp xe răng được bác sĩ chỉ định phổ biến hiện nay. Đặc biệt thuốc mang lại hiệu quả tích cực với các bệnh nhân áp xe răng dạng có ổ hoặc không ổ.

Thuốc điều trị áp xe răng tốt - Azithromycin
Thuốc điều trị áp xe răng tốt – Azithromycin

Thành phần: Azithromycin cũng là thành phần chính có trong thuốc.

Công dụng: Ức chế, tiêu diệt chủng vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể ức chế quá trình phân chia tế bào vi khuẩn, khiến chúng suy yếu dần và không nhân lên về mặt số lượng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người bệnh uống thuốc sau khi ăn no với liều dùng là 500mg.
  • Sử dụng thuốc liên tục 3 ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải là đau đầu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,…

Giá bán tham khảo: Thuốc được bán trên thị trường với giá 175.000 đồng/hộp.

4. Thuốc kháng viêm Ibuprofen

Áp xe răng uống thuốc gì, câu trả lời chính là Ibuprofen – một loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. Loại thuốc này được bào chế dưới các dạng gồm viên nang, viên nén, viên bao phim, viêm bao đường.

Công dụng: Bên cạnh tác dụng giảm đau, chống sưng viêm nướu, chân răng, loại thuốc này còn có khả năng giảm đau, hạ sốt và ngăn ngừa hiện tượng ngưng kết tiểu cầu.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên dùng 4 – 10mg/kg sau mỗi 6 – 8 tiếng. Người lớn dùng 200mg – 400mg/lần, lặp lại sau 4 – 6 tiếng.
  • Thuốc chống chỉ định dùng cho đối tượng bị viêm loét dạ dày tá tràng, thận, suy gan,…

Giá bán tham khảo: Thuốc được bán trên thị trường với giá khoảng 300.000 đồng.

Xem thêm

5. Thuốc điều trị áp xe răng Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide được dùng rộng rãi trong nha khoa hiện nay. Hiện nay, loại thuốc này đang được bào chế với nhiều dạng và liều lượng khác nhau như:

  • Viên nén 250mg, 500mg.
  • Dung dịch dạng uống 125mgg/5ml, 250mg/5ml, 500mg/5ml.
  • Thuốc dạng tiêm 1g.
Thuốc điều trị áp xe răng Erythromycin
Thuốc điều trị áp xe răng Erythromycin

Công dụng: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, đồng thời tiêu diệt những chủng vi khuẩn nhạy cảm ở nồng độ cao.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn mỗi lần sử dụng 500 – 1000mg, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Trẻ em sử dụng với liều lượng ít hơn, 30 – 50mg, chia đều ra 2 – 3 lần/ngày.

Giá bán tham khảo: Tùy vào từng dạng bào chế và liều lượng cụ thể, thuốc được bán với mức giá khác nhau.

6. Dòng thuốc kháng viêm Lysozym Chloride

Trong một số trường hợp bị áp xe răng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Lysozym Chloride. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 90mg, sử dụng theo đường uống.

Thành phần: Chủ yếu là Lysozyme.

Công dụng: Ức chế các loại vi khuẩn gram dương, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch, đồng thời giảm tình trạng sưng đỏ ở chân răng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn mỗi lần dùng 90mg, ngày 2 – 3 lần để đạt được tác dụng tốt nhất.
  • Trẻ em chỉ sử dụng thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu lỏng, nổi ban đỏ, chán ăn,…

Giá bán tham khảo: Thuốc được bán tại các hiệu thuốc Tây với giá khoảng 656 đồng/viên.

7. Paracetamol 500mg

Thuốc Paracetamol 500mg được bác sĩ chỉ định phổ biến trong các trường hợp điều trị viêm lợi, áp xe răng, sâu răng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị áp xe răng cũng có thể sử dụng thuốc này để kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn mà chỉ có khả năng giảm đau, hạ sốt.

Thuốc Paracetamol 500mg
Thuốc Paracetamol 500mg

Công dụng: Giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do tình trạng áp xe gây ra.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn mỗi ngày uống 2 – 4 viên, chia ra 2 lần, sử dụng vào thời điểm sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi, mỗi ngày uống 2 viên, chia ra 2 lần vào sau mỗi bữa ăn.
  • Lưu ý với những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, thận do uống nhiều rượu cần thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.

Giá bán tham khảo: Thuốc được bán trên thị trường với giá khoảng 35.000 đồng đến 50.000 đồng/hộp 200 viên.

8. Amoxicillin – Thuốc điều trị áp xe răng

Thuốc Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh penicillin, thường được dùng với mục đích tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây áp xe răng. Loại thuốc này đáp ứng tốt với cơ thể nhiều bệnh nhân, vì vậy ngày càng được sử dụng nhiều.

Công dụng: Giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây áp xe răng, vì vậy thường được dùng dự phòng cho trường hợp thường xuyên bị nhiễm khuẩn răng miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn mỗi lần dùng 500mg – 1000mg, dùng ít nhất 2 – 3 lần/ngày.
  • Trẻ nhỏ trường hợp nhẹ dùng 25 – 50mg/kg/ngày, chia ra 2 – 3 lần dùng. Còn những bé bị nhiễm khuẩn nặng dùng 80 – 100mg/kg/ngày.

Giá bán tham khảo: Thuốc được bán với giá khoảng 100.000 đồng/hộp/100 viên.

9. Thuốc Celecoxib

Celecoxib là loại thuốc được chỉ định sử dụng cùng với thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng. Tuy nhiên, loại thuốc này không thích hợp để dùng cho các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là những người có tiền sử hen suyễn, suy gan nặng, nổi mề đay, hoặc bị dị ứng.

Celecoxib là loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến
Celecoxib là loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến

Công dụng:

  • Giúp giảm sưng đau chân răng, sưng lợi nhanh chóng.
  • Giảm thân nhiệt cho bệnh nhân đang bị sốt, giảm khó chịu cho người bệnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sử dụng theo đúng liều lượng và tần suất bác sĩ hướng dẫn trong đơn.
  • Khi dùng nên nuốt trực tiếp cả viên với nhiều nước lọc, sử dụng vào thời điểm trước hoặc sau khi ăn đều được.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng các loại thuốc này là đau bụng, buồn nôn, viêm xoang, viêm họng, đau đầu, ngứa ngoài da, phát ban,…

Giá bán tham khảo: Loại thuốc này được bán với giá 50.000 đồng/hộp.

10. Áp xe răng uống thuốc gì – Penicillin

Cái tên tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc trong danh sách các loại thuốc điều trị áp xe răng là Penicillin. Loại thuốc này được chia thành các nhóm nhỏ là Penicillin phổ kháng khuẩn hẹp, phổ kháng khuẩn hẹp có tác động lên tụ cầu khuẩn, phổ kháng khuẩn trung bình, cùng phổ kháng khuẩn rộng tác động lên trực khuẩn mủ xanh.

Công dụng: Loại thuốc này có khả năng ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh bị áp xe răng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Khi đi khám tùy vào mức độ nhiễm trùng và thể trạng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn liều dùng thích hợp.
  • Một số tác dụng phụ thuốc có thể gây ra là thiếu máu tán, giảm bạch cầu, viêm thận hay suy thận, tiêu chảy,…

Giá bán tham khảo: Hiện nay sản phẩm đang được bán với giá 293.000 đồng/hộp.

11. Thuốc Clindamycin

Clindamycin là loại thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao về hiệu quả nên thường được ưu tiên sử dụng.

Clindamycin là loại thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng
Clindamycin là loại thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng

Công dụng:

  • Giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây viêm nhiễm răng miệng.
  • Mang lại hiệu quả với những người bị nhiễm trùng răng miệng do áp xe răng gây ra.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Liều dùng được khuyến cáo trong điều trị là 300 – 600mg sau 8 tiếng sử dụng.
  • Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng, liều dùng chính xác được chỉ định nhằm đáp ứng tốt tốc độ phục hồi của người bệnh.

Giá bán tham khảo: Loại thuốc này hiện đang được bán trên thị trường với giá 212.000 đồng.

Lưu ý cần nhớ khi sử dụng các loại thuốc điều trị áp xe răng

Các loại thuốc điều trị áp xe răng đem lại hiệu quả cao, đồng thời giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, cùng với đó là nếu không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy người sử dụng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Thông thường, tình trạng áp xe răng sẽ được điều trị khỏi chỉ sau 5 – 7 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu thấy bệnh không tiến triển, răng vẫn đau, sưng nướu thì tốt nhất các bạn nên đi bệnh viện để thăm khám lại.
  • Trong quá trình dùng thuốc, các bạn cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng từng loại theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm, hay lạm dụng sử dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt các loại kháng sinh, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Với từng trường hợp bị áp xe răng, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc cách dùng và liều dùng phù hợp. Chính vì thế, các bạn cần đi khám để được hướng dẫn chính xác, tuyệt đối không sử dụng theo đơn thuốc của người khác.
  • Trong quá trình dùng thuốc, các bạn chú ý theo dõi phản ứng của cơ thể, khi phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,… cần ngưng sử dụng ngay. Tiếp theo thông báo lại cho bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và thay đổi loại thuốc có tác dụng tương tự phù hợp hơn.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để việc điều trị nhanh đạt được kết quả như mong muốn.
  • Sau khi điều trị khỏi bằng thuốc, các bạn chú ý duy trì thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng đúng cách. Đồng thời sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng/nước muối sinh lý để loại sạch mảng bám, vi khuẩn.

Nhìn chung, áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm răng miệng tương đối nghiêm trọng. Vì vậy các bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà cần đi khám nha khoa, tránh để tình trạng này nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, một trong những địa chỉ được nhiều người lựa chọn để thăm khám, điều trị và thẩm mỹ các vấn đề liên quan đến răng miệng được nhiều người lựa chọn nhất là Nha Khoa ViDental.

Tại ViDental cung cấp các dịch vụ khám chữa chất lượng cao
Tại ViDental cung cấp các dịch vụ khám chữa chất lượng cao

3 lý do khiến HÀNG NGÀN người quyết định lựa chọn ViDental là:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi: Các bác sĩ làm việc tại ViDental đều được đào tạo từ những trường Đại học Y – Dược TOP 1 của cả nước. Đặc biệt trong đó có nhiều người còn có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài và là thành viên của Hiệp hội chỉnh nha quốc tế. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và luôn luôn tâm niệm bệnh nhân là người nhà, hết lòng phục vụ.
  • Máy móc, trang thiết bị: 100% được nhập khẩu từ các quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Pháp, Mỹ, Hàn. Ngoài ra, ViDental cũng rất chú trọng vào khâu khử khuẩn, đảm bảo vô trùng, tránh lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.
  • Chính sách thanh toán, hợp đồng: Trước khi thực hiện bất kỳ dịch nào, các bác sĩ đều tư vấn kỹ càng cho người bệnh về cách thực hiện và các chi phí, công khai, minh bạch, đảm bảo không phát sinh phụ phí. Đối với các dịch vụ như niềng răng – chỉnh nha có hợp đồng cam kết về hiệu quả, cũng như hỗ trợ thanh toán trả góp không lãi suất.
Bộ sản phẩm Nha Chu Tán
Bộ sản phẩm Nha Chu Tán

Với tình trạng áp xe răng, bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu khác, khi đến đây các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thêm Nha Chu Tán. Đây là sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ phục hồi và điều trị các vấn đề răng miệng có nguồn gốc từ các loại thảo dược quý trong tự nhiên. Bộ sản phẩm Nha Chu Tán có khả năng đẩy lùi viêm nhiễm, loại bỏ từ căn nguyên gây bệnh và khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: LK 57, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline: 098 793 3309.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 11 thuốc điều trị áp xe răng hiệu quả cao, ít tác dụng phụ đang được tin dùng trên thị trường. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý mua về sử dụng mà cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như ViDental để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị chính xác, đảm bảo đúng thuốc đúng bệnh.

Đọc thêm

Ngày Cập nhật 30/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *