Trị Sâu Răng: Mách Bạn Các Biện Pháp Thông Dụng Và Hiệu Quả Nhất
Nội dung chính
Sâu răng là vấn đề răng miệng số 1, xảy ra ở bất cứ ai, từ người già tới trẻ nhỏ. Tuỳ thuộc vào tình trạng sâu răng cụ thể mà người bệnh có thể lựa chọn cách trị sâu răng bằng mẹo dân gian, dùng thuốc đông y hay điều trị nha khoa hiện đại để mang lại hiệu quả tốt nhất. Xem ngay những cách chữa sâu răng phổ biến nhất trong bài viết này.
Cách trị sâu răng nhẹ bằng cách mẹo dân gian
Trong dân gian có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh về răng miệng hiệu quả. Các bài thuốc, mẹo dân gian thường lành tính, mang lại tác dụng tốt cho những trường hợp mới chớm bị sâu răng, chưa có tổn thương sâu rộng trong răng.

Mẹo dân gian thường sử dụng các loại thảo dược vô cùng gần gũi, có thể dễ dàng tìm được ngay trong căn bếp hay vườn nhà bạn như: tỏi, gừng, lá ổi tươi, lá trầu không,… Kiên trì thực hiện trong một thời gian nhất định, tình trạng mới bị sâu răng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Mẹo dân gian trị sâu răng bằng củ tỏi
Tỏi tươi có vô vàn công dụng tốt cho sức khỏe con người, điển hình nhất là tác dụng kháng sinh, kháng viêm mạnh. Hoạt chất allicin trong củ tỏi có khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
Bên cạnh đó trong tỏi còn có nhiều hoạt chất với tác dụng diệt khuẩn khác như: glycogen, fitonxit,… Chỉ cần 1 – 3 nhánh tỏi tươi mỗi ngày là đã có thể cải thiện được tình trạng nhức răng, hình thành mảng bám trên răng. Một số cách dùng tỏi tươi trị sâu răng như sau:

Chữa sâu răng bằng tỏi tươi giã nát
Mỗi ngày, bạn dùng 2 – 3 nhánh tỏi tươi, rửa sạch rồi đập dập hoặc giã nát. Dùng cả bã và nước cốt tỏi đắp lên răng bị tổn thương, vị trí đau nhức trong hàm răng. Giữ nguyên như vậy từ 10 – 15 phút sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày bạn nên thực hiện cách này từ 1 – 3 lần và duy trì trong ít nhất 2 tuần.
Chữa sâu răng bằng tỏi kết hợp với gừng tươi
Cách này tương tự như trên, kết hợp thêm gừng tươi để tăng hiệu quả giảm đau nhức khi bị sâu răng và có thể hạn chế mùi hôi của tỏi trong miệng.
Nếu không tiện giã nát gừng và tỏi, đắp trực tiếp lên răng thì bạn có thể chuyển sang cách xay nhuyễn 2 loại củ này, lọc với 100ml nước ấm. Sau đó, bạn dùng nước cốt gừng và tỏi này để súc miệng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần súc miệng nên ngậm thêm 5 – 7 phút rồi mới súc miệng lại bằng nước sạch.
Mẹo chữa sâu răng tại nhà bằng lá trầu không
Là người Việt Nam, chắc hẳn bất cứ ai cũng biết đến tác dụng diệt khuẩn của lá trầu không. Hiện nay cũng có rất nhiều dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng có sự góp mặt của loại thảo dược này.
Lá trầu không có tới 2,4% là tinh dầu thơm nồng, với thành phần chính là các hợp chất phenol có tác dụng kháng sinh rất mạnh. Bên cạnh đó, trong lá trầu không còn có hàm lượng chất xơ, khoáng chất cao giúp tái tạo mô răng bị tổn thương.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về sức khỏe răng miệng, dùng lá trầu không là cách trị sâu răng nhức răng mang lại hiệu quả tức thì. Một số hướng dẫn cụ thể như sau:
Dùng lá trầu không tươi trị đau nhức răng:
Với cách này, bạn chỉ cần đến 10 lá trầu không tươi, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với 2 bát nước. Đun cho tới khi còn lại khoảng 1 bát con nước thì bỏ ra, chia làm 3 phần và súc miệng vào sáng – trưa – tối.
Nên kiên trì thực hiện hàng ngày, ít nhất từ 3 – 4 tuần để mang lại hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.

Dùng lá trầu không tươi kết hợp với muối tinh:
Cách này cầu kỳ hơn một chút, bạn dùng 3 – 4 lá trầu không tươi rửa sạch, cho vào cối giã với 3 – 4 hạt muối rồi cuối cùng cho thêm 1 chén rượu nhỏ vào. Lọc lấy nước cốt rồi ngậm ngay khi cảm thấy răng sâu đau nhức. Thời gian ngậm có thể là 20 – 25 phút hoặc cho tới khi cảm thấy không còn đau răng nữa.
Mẹo điều trị sâu răng tại nhà bằng lá bàng tươi
Mặc dù là cây bóng mát nhưng từ xa xưa nhân dân ta đã phát hiện ra công dụng chữa bệnh của lá bàng tươi. Điển hình nhất là tác dụng trị sâu răng nhức răng hiệu quả từ lá bàng.
Nhờ có chất tanin, flavonoid, saponin, phytosterol với tác dụng tiêu viêm diệt khuẩn mà các bài thuốc dân gian chữa sâu nhức răng từ lá bàng lưu truyền tới tận ngày nay.
Cách chữa sâu răng tại nhà bằng lá bàng đơn giản như sau:
- Hái 1 nắm lá bàng non, hoặc 4 – 5 búp non rửa sạch, thái nhỏ
- Cho lá bàng và một ít muối ăn vào cối giã nhuyễn
- Cho thêm 1 cốc nước nhỏ vào hỗn hợp rồi lọc lấy nước cốt, bỏ bã
- Dùng nước lá bàng này để súc miệng hàng ngày, nên chia thành 2 phần để súc miệng vào sáng và tối
- Trong trường hợp bạn bị đau răng, nhức răng nhiều thì có thể ngậm nước lá bàng 3 – 4 lần/ngày, mỗi khi cảm thấy đau nhức để giảm đau tốt hơn.
Cách này mang lại hiệu quả rõ rệt nhất với những trường hợp mới bị sâu răng, ê răng, nhức răng và có thể áp dụng cả với những người bị viêm lợi, viêm chân răng.
Điều trị sâu răng bằng các bài thuốc Đông y
Thuốc đông y cũng là lựa chọn của nhiều người gặp phải tình trạng sâu răng với mong muốn ít phải đối mặt với tác dụng phụ của các loại thuốc tây điều trị sâu răng.
Theo quan niệm của Đông y, tình trạng sâu răng, đau nhức răng là biểu hiện của tạng, phủ bị tổn thương. Vì vậy, trị sâu răng bằng thuốc Đông y cần đi sâu vào nguyên nhân, điều trị từ gốc mà ra, tác động lên toàn bộ cơ thể chứ không chỉ có hiệu quả tại chỗ như các mẹo dân gian truyền miệng.
Một số bài thuốc đông y đặc trị sâu răng nổi tiếng:
Bài thuốc đông y chữa sâu răng do phong nhiệt
Chuẩn bị: đại hoàng, bạch chỉ, ngô thù du mỗi loại 1 ít
Cách làm:
- Các vị thuốc trên đem nghiền nát, mịn như bột.
- Súc miệng thật sạch với nước rồi dùng tay hoặc tăm bông chấm bột thuốc lên phần răng và nướu bị tổn thương.
- Ban đầu ngậm khoảng 10 – 15 phút rồi sau đó nuốt hết, uống thêm ít nước để dễ nuốt hơn.
- Cách này nên thực hiện liên tục từ 2 – 3 tuần, mỗi ngày ngậm vào sáng – tối để mang lại hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc đông y chữa sâu răng do phong thấp
Chuẩn bị: rễ cây cà gai leo, cốt toái bổ, nhũ hương đồng
Cách làm:
- Rửa sạch rễ cây cà gai leo, sắc với 1 bát nước cho tới khi còn lại khoảng 1/3 bát thì lấy ra, để nguội và ngậm vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy.
- Tiếp đó, trong ngày và chiều tối thì dùng cốt toái bổ, nhũ hương đồng xay mịn thành bột, trộn với 1 ít nước để thành hỗn hợp dẻo mịn.
- Dùng tay viên thành từng viên nhỏ, nhét vào chỗ kẽ răng bị sâu, đau nhức.
- Ngậm 2 – 3 lần trong ngày cho tới khi hết cảm giác sưng đau.

Bài thuốc đông y chữa sâu răng đau nhức được dân gian đánh giá cao
Chuẩn bị: bột phèn phi, đại nội, kê nội kim, đốt tồn tính. Mỗi loại lấy từ 10 – 30gr
Cách làm:
- Nghiền mịn cả 3 vị thuốc trên thành bột rồi trộn đều với nhau.
- Mỗi khi cảm thấy đau răng, bạn dùng tăm bông chấm bột trực tiếp lên kẽ răng, chân răng, bề mặt răng và nướu rồi ngậm từ 15 – 20 phút.
- Nếu cảm thấy vị của thuốc khó ngậm, bạn có thể trộn chung bột thuốc với ít mật ong để thành dạng hỗn hợp sệt, có vị ngọt cho dễ dùng hơn.
Nhìn chung, các bài thuốc đông y chữa sâu răng đều lành tính, nguyên liệu dễ tìm được từ các hiệu thuốc gia truyền. Nhiều người lựa chọn hướng điều trị này vừa để tiết kiệm chi phí, vừa để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc tây y trị sâu răng. Tuy nhiên, cách này chỉ thực sự hiệu quả khi được áp dụng đúng thời điểm mới chớm sâu răng và kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Trị sâu răng bằng Tây y
Thực tế, các phương pháp trị sâu răng theo y học hiện đại mang lại hiệu quả tốt nhất và có thể chữa trị dứt điểm bệnh sâu răng. Phương pháp này phù hợp với những người bị sâu răng từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể trị sâu răng vĩnh viễn.
Mỗi giai đoạn của bệnh sâu răng sẽ có hướng điều trị phù hợp để mang lại tác dụng cao nhất cho bạn. Tình trạng sâu răng có thể được phát hiện sớm khi bạn thăm khám nha khoa định kỳ hoặc khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý.
Điều trị sâu răng mới bị bằng Florua
Phương pháp này mang lại hiệu quả tích cực nhất với những trường hợp mới phát hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh sâu răng. Trên răng bắt đầu hình thành mảng bám, vi khuẩn tấn công bề mặt men răng nhưng chưa phá huỷ vào cấu trúc răng. Ở giai đoạn này, bạn có thể không có cảm giác đau nhức và dễ dàng bỏ qua không điều trị.
Các biện pháp bổ sung Fluor cho răng sẽ giúp tái tạo men răng và đẩy lùi sự tấn công của vi khuẩn ngay từ ban đầu. Bác sĩ nha khoa thường chỉ định cho bệnh nhân dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chuyên sâu theo hướng dẫn cụ thể như: dùng kem đánh răng giàu HAP, nước súc miệng chuyên dùng cho răng sâu, răng nhạy cảm, nước máy, máy tăm nước.
Bên cạnh đó, tuỳ vào mức độ tổn thương men răng mà bạn có thể cần dùng thêm một số loại chất lỏng hoặc gel bôi bề mặt răng, đặt khay răng để bảo vệ men răng.

Điều trị sâu răng vĩnh viễn bằng biện pháp trám răng, bọc răng sứ
Đây là hai phương pháp điều trị sâu răng thích hợp nhất với những người có dấu hiệu sâu răng vĩnh viễn rõ rệt. Dựa vào mức độ tổn thương cấu trúc răng và các biểu hiện đi kèm mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định điều trị bằng trám răng hay bọc răng sứ mang lại tác dụng cao hơn:
Trám răng – Hàn răng:
Biện pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp sâu bề mặt răng, chưa vào đến tủy. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ xác định vị trí răng tổn thương, làm sạch bề mặt và dùng mũi khoan, đầu siêu âm để lấy sạch men và ngà răng bị sâu ra.
Tiếp đó, vật liệu có tính chất tương tự như mô răng, thường là composite sẽ được trám vào lỗ hổng để phục hồi lại cấu trúc ban đầu của răng. Cuối cùng, bề mặt răng sẽ được tạo hình bằng công nghệ dán sứ để bảo vệ mối hàn và ngăn vi khuẩn tiếp tục tấn công men răng.
Điều trị tủy và bọc răng sứ:
Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp bị sâu răng ăn vào tủy hoặc sâu răng quanh chóp. Bệnh nhân phải tuân theo quy trình điều trị tủy răng nhất định để xử lý tận gốc tủy răng sâu. Nếu không, răng sẽ bị sâu vào bên trong chân, chết tuỷ và lúc này không thể cứu vãn được nữa.
Khi xử lý tuỷ răng, bác sĩ sẽ tiến hành mở tuỷ, dùng dụng cụ chuyên dụng để nạo tuỷ viêm, là sạch ống tủy rồi sau đó trám lại để bảo vệ ống tuỷ. Trong trường hợp răng bị viêm tuỷ quá sâu có thể phải đặt ống tuỷ mới để bảo vệ thân răng tốt hơn.
Sau khi điều trị tủy xong, răng được chụp mũ sứ để tạo hình răng mới, đảm bảo chức năng nhai, nghiền thức ăn và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Điều trị sâu răng vĩnh viễn bằng biện pháp nhổ răng trồng mới
Đây là cách chữa sâu răng cuối cùng dành cho những trường hợp bị sâu răng vĩnh viễn không thể khắc phục được. Không ít người bị sâu răng, nhất là răng hàm với tình trạng sâu răng hỏng tủy, viêm chân răng nặng bắt buộc phải áp dụng các điều trị này.
Răng đã chết tủy, mòn chân không thể phục hồi được bằng các biện pháp kể trên sẽ được tiến hành nhổ bỏ, trồng răng mới.

Trong trường hợp sâu răng nặng, có liên quan tới các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nha chu, viêm nướu, bệnh lý quanh chóp… thì cần phải tiến hành nạo bỏ tổ chức viêm ở hốc răng, tái tạo chân răng, bắc cầu để trồng răng mới thay thế.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng phòng tránh sâu răng
Nhìn chung, các biện pháp điều trị sâu răng kể trên đều có ưu – nhược điểm riêng và sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được áp dụng đúng thời điểm, đúng tình trạng sâu răng của người bệnh.
Để làm được điều đó, quan trọng nhất là mỗi người phải có ý thức tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình, khám nha khoa thường xuyên để kịp thời chữa sâu răng.
Ngay cả khi đã chữa sâu răng xong, chúng ta cũng không được bỏ qua các biện pháp chăm sóc phòng ngừa sâu răng tái phát như:
- Đánh răng sạch sẽ, đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn
- Dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng florua cao hoặc dành riêng cho răng nhạy cảm để bổ sung khoáng chất tốt cho men răng
- Dùng bàn chải đánh răng lông mềm và thay bàn chải sau mỗi 3 tháng
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để vệ sinh kẽ răng, lấy sạch thức ă thừa, mảng bám thay vì dùng tăm xỉa răng
- Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, đồ quá cay, quá chua, quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian đầu sau khi điều trị sâu răng
- Tránh tối đa sử dụng các loại chất kích thích, nhất là thuốc lá làm tổn hại răng rất lớn
- Tái khám nha khoa theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, sau đó khi răng miệng ổn định có thể khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần
Hi vọng rằng thông tin tổng hợp các cách trị sâu răng thông dụng nhất trong bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hướng điều trị phù hợp hơn. Nếu không chắc về tình trạng răng sâu của mình, hãy đi khám nha khoa để được bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất nhé.
GỢI Ý DỊCH VỤ
Ngày Cập nhật 08/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!