Bà Bầu Bị Đau Răng: Nguyên Nhân Và Mẹo Chữa Bệnh Hiệu Quả Nhất

Khá nhiều bà bầu bị đau răng, kèm theo triệu chứng như chảy máu chân răng. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu không ngủ nổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy khi mang bầu đau răng, người mẹ cần phải làm gì? Tìm hiểu nguyên nhân và mẹo chữa đau răng ngay tại nhà đơn giản, hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Bà bầu bị đau răng nguyên nhân do đâu?

Bà bầu bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình như ốm nghén, chế độ ăn uống không lành mạnh, thay đổi nội tiết tố,… Dưới đây là một vài nguyên nhân cụ thể thường gặp nhất khiến bà bầu bị đau răng:

Bà bầu bị đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân
Bà bầu bị đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân
  • Bà bầu đau răng do ốm nghén: Ốm nghén là một nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau răng. Khi axit từ trong dạ dày trào lên tới khoang miệng, làm ảnh hưởng tới răng. Từ đó, dẫn đến tình trạng sâu răng xảy ra.
  • Bầu bị đau răng do rối loạn hormone: Đau răng ở bà bầu do rối loạn hormone sẽ làm bạn dễ mắc viêm nướu hơn bình thường, kéo theo các vấn đề răng miệng khác.
  • Chế độ ăn uống: Khi mang thai, các mẹ bầu có thể ăn uống nhiều loại thực phẩm hơn, thậm chí có người nghén đồ ngọt. Điều này vô tình khiến cơ thể nạp quá nhiều đường, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng, bao gồm đau răng.
  • Đau răng khi mang bầu do thiếu hụt canxi: Trong thời điểm mang bầu, canxi là yếu tố cần thiết để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Nếu lượng canxi bị thiếu hụt sẽ làm ảnh hưởng đến men răng, gây ra đau răng ở bà bầu. Không những vậy nó còn ảnh hưởng đến việc phát triển khung xương, răng ở trẻ mai này.
  • Tăng sự nhạy cảm: Đối với các bà bầu, thời kỳ đang mang thai răng và nướu là 2 bộ phận nhạy cảm. Việc bạn đánh răng quá mạnh, chưa đúng cách, ít đánh răng hay chỉ súc miệng qua qua đều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ bị đau răng khi mang thai.

Đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, đau răng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ sinh non. Thế nhưng mức độ ảnh hưởng của đau răng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ. Cụ thể những ảnh hưởng do đau răng gây ra như:

  • Sự phát triển của thai nhi: Bà bầu khi bị đau răng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Việc ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn đến thiếu hụt một lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể và thai nhi. Đặc biệt là tuần thứ 25, thời gian này trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng bị còi xương.
  • Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ: Do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ sau này. Hệ miễn dịch không tốt sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
  • Sinh non: Ngoài ra, đau răng khi mang thai ở mức nghiêm trọng có thể làm bà bầu sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.
Răng đau có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Răng đau có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Biện pháp chữa đau răng cho bà bầu tại nhà an toàn

Bà bầu đau răng phải làm sao? Khi mang thai không nên lạm dụng quá nhiều thuốc Tây, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt với thai nhi. Chính vì vậy, bí quyết để giúp mẹ bầu giảm nhanh các cơn đau nhưng vẫn đảm bảo an toàn chính là sử dụng mẹo dân gian. Dưới đây là một số mẹo chữa bệnh đau răng hiệu quả cho bà bầu:

  • Sử dụng lá lốt

Khi mang thai bị đau răng, các bà bầu có thể dùng lá lốt để giảm đau nhanh chóng. Theo đó, trong lá lốt có 2 thành phần chính beta-caryophylen và alcaloid giúp kháng khuẩn rất tốt.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Cách thực hiện: Lá lốt lấy cả lá, thân, rễ đem rửa sạch sau đó sắc lấy nước. Sử dụng nước lá lốt để súc miệng hàng ngày, sau 3 ngày sử dụng các mẹ sẽ thấy tình trạng đau răng giảm rõ rệt, đồng thời hạn chế sâu răng, viêm lợi, nha chu,…

Lá lốt có tác dụng giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả
Lá lốt có tác dụng giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả
  • Trị đau răng cho bà bầu bằng lá ổi

Trong lá ổi có chứa hợp chất astringents với tác dụng làm chắc nướu. Không chỉ vậy, lá ổi còn có tính kháng viêm nên chữa bệnh đau răng và viêm nướu khá hiệu quả. Có 3 cách giúp giảm đau răng cho bà bầu khi sử dụng lá ổi như sau:

Cách thứ nhất: Lấy phần búp non của lá ổi đem giã nhỏ, bôi trực tiếp lên phần răng hay nướu bị đau. Kiên trì sử dụng sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau nhức đáng kể.

Cách thứ hai: Bạn giã nát lá ổi, sau đó cho thêm ít muối và nước ấm. Sau đó dùng bông thấm và bôi hỗn hợp này vào phần răng đau. Kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian, đau nhức răng sẽ được cải thiện.

Cách thứ ba: Sử dụng rễ cây ổi cùng với dấm chua. Lấy vỏ rễ cây ổi đem sắc cùng một ít dấm chua. Dùng nước dấm ổi ngậm nhiều lần trong ngày, tình trạng đau răng cũng được giảm bớt.

Trong lá ổi có chứa hợp chất astringents với tác dụng làm chắc nướu
Trong lá ổi có chứa hợp chất astringents với tác dụng làm chắc nướu
  • Chữa đau răng khi mang bầu bằng đinh hương

Đinh hương là một bài thuốc chữa đau răng khi mang bầu vô cùng hiệu quả. Nó hoạt động giống như một loại thuốc chữa đau răng cấp tốc.

Cách thực hiện: Có thể nhai trực tiếp đinh hương để nước ép chảy ra trong miệng. Giữ nước đinh hương chảy ra ở đúng vùng răng đau trong vòng 1 giờ bạn sẽ thấy cơn đau răng được dịu xuống. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu đinh hương với tác dụng tương tự. Lấy bông thấm dầu đinh hương và đặt nó lên phần răng đau, cơn đau sẽ giảm dần.

Nên biết:

Đinh hương là thảo dược quý hiếm giúp giảm nhanh những cơn đau ở răng miệng
Đinh hương là thảo dược quý hiếm giúp giảm nhanh những cơn đau ở răng miệng
  • Nước muối ấm

Muối tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong miệng, làm giảm cơn đau răng hiệu quả.

Cách thực hiện: Cho 1 muỗng cà phê muối vào cốc nước ấm, đánh sạch răng miệng sau đó dùng nước muối ấm để súc miệng bằng cốc nước ấm trong vòng 30 giây rồi nhổ ra.

  • Chữa đau răng bằng tỏi

Có bầu bị đau răng nên chữa bằng tỏi. Theo đó, từ lâu tỏi đã được biết đến với tác dụng chống khuẩn, kháng viêm. Vì vậy, dùng tỏi giúp mẹ bầu giảm những cơn đau răng sưng má và ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn.

Cách thực hiện: Thực hiện phương pháp này khá đơn giản, bạn chỉ cần giã nhỏ tỏi rồi trộn cùng ít muối. Lấy hỗn hợp tỏi muối đặt lên răng khoảng 10 phút sẽ thấy hiệu quả ngay.

Tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cho răng rất tốt
Tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cho răng rất tốt

Lưu ý: Những mẹo chữa từ dân gian trên chỉ có tác dụng giảm đau răng trong khoảng thời gian ngắn, bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu không đỡ, mẹ bầu cần đi khám tại bệnh viện để không gây nguy hiểm đến thai nhi.

Lưu ý bảo vệ răng miệng cho bà bầu bị đau răng

Trong thời kỳ mang thai bị đau răng các mẹ hết sức lưu ý bảo vệ sức khỏe của mình để không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Một vài lưu ý dưới đây giúp giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng đau răng khi mang bầu:

  • Bổ sung vitamin D và canxi

Trong giai đoạn mang thai, việc bổ sung canxi giúp hình thành xương và răng cho trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, bà bầu cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: Phô mai, ngũ cốc,…

Vitamin D và canxi giúp xương, răng chắc khỏe
Vitamin D và canxi giúp xương, răng chắc khỏe

Ngoài việc chú trọng tăng cường canxi, mẹ bầu cũng cần bổ sung một lượng vitamin D cần thiết để việc hấp thụ canxi được dễ dàng hơn. Đây cũng là mẹo nhỏ để ngăn ngừa đau nhức răng khi có thai.

  • Đánh răng đúng cách

Đánh răng đúng cách cũng giúp giảm và ngăn ngừa tình trạng đau răng xảy ra ở bà bầu. Theo đó bạn cần phải đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải có lông mềm và nhỏ, nhọn. Ngoài ra bạn nên đánh răng theo chiều dọc hoặc xoáy tròn.

  • Kiểm tra răng định kỳ trong thời gian mang thai

Mẹ bầu cần tái khám răng miệng định kỳ để được các bác sĩ thăm khám, phát hiện những bất thường và có biện pháp điều trị thích hợp. Tránh việc tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Địa chỉ uy tín chữa đau răng cho bà bầu

Việc điều trị đau nhức răng ở bà bầu là vô cùng cần thiết và phải được thực hiện ngay. Để giúp mẹ bầu dễ dàng lựa chọn cơ sở điều trị, nội dung dưới đây sẽ gợi ý một số bệnh viện, nha khoa uy tín, chất lượng.

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một trong những bệnh viện uy tín, cùng với dịch vụ khám và chữa bệnh đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bệnh viện đã nhận được khá nhiều lời khen từ phía bệnh nhân từng điều trị ở đây. Bạch Mai cũng là một trong những cơ sở y tế nổi tiếng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến răng như: Cấy ghép nha khoa, cấy răng tự nhiên, tẩy trắng răng bằng quang trùng hợp, nắn chỉnh răng cố định…

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng thuộc phường Phương Mai – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội.
  • SĐT: 8424 3869 3731

Bà bầu bị đau răng chữa ở đâu? Bệnh viện Quân y 103

Bệnh viện Quân y 103 là cơ sở y tế đã được thành lập lâu đời. Bệnh viện đã giúp điều trị cho khá nhiều người có bệnh lý về răng miệng. Không những vậy, hiện nay bệnh viện đã dần cải tiến các phương pháp mới trong điều trị bệnh lý nha khoa như nắn chỉnh răng cố định, điều trị tủy răng, phục hồi thẩm mỹ… Bà bầu có hiện tượng đau nhức răng có thể đến đây để khám và điều trị.

  • Địa chỉ: Số 261 trên đường Phùng Hưng – quận Hà Đông – thành phố Hà Nội.
  • SĐT: 0931 727 434
Bệnh viện Việt Pháp là địa chỉ khám chữa đau nhức răng ở bà bầu uy tín, chất lượng
Bệnh viện Việt Pháp là địa chỉ khám chữa đau nhức răng ở bà bầu uy tín, chất lượng

Bệnh viện Việt Pháp

Bệnh viện Việt Pháp với đội ngũ bác sĩ nha khoa dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn giỏi đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân đau răng, viêm tủy răng,… Không chỉ vậy bệnh viện còn hợp tác với rất nhiều các bác sĩ, chuyên gia đến từ nước ngoài, kết hợp đầu tư trang thiết bị hiện đại giúp việc thăm khám trở nên thuận tiện hơn.

  • Địa chỉ: Số 286 trên đường Thụy Khuê – quận Tây Hồ – thành phố Hà Nội.
  • SĐT: (84-24) 3577 1100

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Khoa Việt Nam VIDENTAL

Nha Khoa ViDental biết đến là cơ sở y tế chuyên sâu về điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng hiệu quả nhất hiện nay. ViDental luôn cố gắng giúp người bệnh có một lộ trình điều trị an toàn, hiệu quả. Không chỉ vậy, ViDental còn có sự hiện diện của các bác sĩ, nha khoa nổi tiếng hàng đầu trong ngành giúp người bệnh yên tâm hơn khi thăm khám.

  • Địa chỉ: Số 30 trên đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • SĐT: 090 172 92 19

Bệnh viện Răng hàm mặt Tp HCM chữa bà bầu bị đau răng

Bệnh viện Răng hàm mặt Tp HCM được biết đến là một trong những bệnh viện danh tiếng và có chuyên môn cao trong điều trị các vấn đề về răng miệng. Trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ nhiệt tình của bệnh viện đáp ứng được tối đa nhu cầu khám và chữa trị của người bệnh khu vực phía Nam.

  • Địa chỉ: Số 263 – trên đường Trần Hưng Đạo – quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh.
  • SĐT: 028 38 360 191

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An được xây dựng và phát triển khá lâu đời. Bệnh viện thường xuyên cập nhật những kiến thức mới trong nước và trên thế giới. Hơn nữa đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, được đào tạo từ các trường đại học có tiếng và uy tín hiện nay cũng là điểm cộng lớn của bệnh viện.

  • Địa chỉ: Km5 – Đại lộ Lê Nin – Nghi Phú – thành phố Vinh – Nghệ An.
  • SĐT: 03888903072

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách chữa khi bà bầu bị đau răng. Trong trường hợp bệnh không thuyên giảm bạn cần sắp xếp công việc để đến ngay bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé.

Cùng đọc:

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 10/06/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *