Các Loại Thuốc Kháng Sinh Chữa Đau Răng Tốt Nhất Hiện Nay
Nội dung chính
Bác sĩ nha khoa thường dùng các loại thuốc kháng sinh chữa đau răng hoặc một số bệnh nhiễm trùng răng miệng khác. Tuy nhiên, không phải trường hợp đau nhức răng nào cũng cần dùng tới kháng sinh. Hơn nữa, các loại thuốc kháng sinh chữa đau răng cũng rất đa dạng. Để biết được chi tiết các nhóm thuốc này cũng như khi sử dụng cần lưu ý những gì, các bạn không nên bỏ qua các thông tin tại bài viết dưới đây.
Kháng sinh chữa đau răng có tốt không?
Kháng sinh là loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong việc làm giảm triệu chứng do viêm răng, sâu răng gây ra. Khi sâu răng, nhiễm khuẩn không được chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh như viêm tủy, viêm nha chu, viêm ổ răng,… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến miệng có mùi hôi khó chịu, chảy máu trong khoang miệng và gây ê buốt, đau nhức răng triền miên. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Thuốc kháng sinh chữa đau răng được xem là giải pháp an toàn và phù hợp với nhiều người, kể cả trẻ nhỏ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh với chức năng điều trị các triệu chứng khác nhau. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ định của nha sĩ.
Các loại thuốc kháng sinh chữa đau răng
Kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ và tiêu diệt các mầm mống gây bệnh răng miệng. Nhưng để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người dùng cần phải tuân thủ theo một số quy tắc nhất định. Chi tiết các nhóm thuốc kháng sinh chữa đau răng, trị nhiễm khuẩn răng miệng như sau:
Nhóm Penicillin – Thuốc kháng sinh chữa đau răng
Đây là nhóm thuốc kháng sinh chữa đau răng, nhiễm trùng răng miệng khá phổ biến. Trong đó, Amoxicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh quen thuộc nằm trong nhóm Penicillin.
Đây là một nhóm kháng sinh “kinh điển” thế nhưng một số vi khuẩn vẫn có thể dễ dàng chống lại các kháng sinh trong nhóm này. Điều này khiến Penicillin hoạt động kém hiệu quả hơn. Vì thế mà trên thực tế, nhiều nha sĩ đã chọn các loại kháng sinh khác để làm phương pháp điều trị đầu tiên thay vì sử dụng thuốc kháng sinh trị nhức răng Penicillin.
Trong trường hợp được chỉ định dùng nhóm kháng sinh Penicillin, người dùng cần chú ý đến tiền căn từng bị dị ứng với các loại thuốc thuộc nhóm này.
Nhóm Clindamycin – Thuốc kháng sinh trị nhức răng
Clindamycin giúp chống lại hàng loạt vi khuẩn gây nhiễm trùng đặc biệt, bao gồm cả răng miệng. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức răng. Thuốc giảm đau nhức răng Clindamycin được nhiều nha sĩ đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng răng miệng. Bởi các loại vi khuẩn ít kháng thuốc Clindamycin hơn nhóm kháng sinh Penicillin.
Xem thêm:
Nhóm thuốc kháng sinh chữa đau răng Clindamycin chủ yếu được bào chế dưới dạng 150mg, 300mg và 600mg.
Metronidazole – Thuốc kháng sinh giảm đau răng
Là một loại thuốc kháng sinh giảm đau răng thường được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng do tác nhân kỵ khí gây ra. Do đó, Metronidazole không phải là lựa chọn tối ưu để điều trị phổ biến hay đơn độc mà sẽ được phối hợp với các nhóm kháng sinh khác nhằm tăng hiệu quả.
Nhóm kháng sinh Azithromycin
Nhóm kháng sinh Azithromycin có cơ chế hoạt động rất hiệu quả bởi khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, Azithromycin cũng có tác động tốt trong việc điều trị một số bệnh nhiễm trùng răng miệng gây đau răng.
Mặc dù vậy, thông thường các trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng Azithromycin là do bị dị ứng với các loại thuốc thuộc nhóm Penicillin. Hoặc cũng có thể là do tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với những nhóm thuốc kháng sinh nêu trên.
Thời gian sử dụng kháng sinh chữa đau, viêm nhiễm răng miệng
Mỗi loại kháng sinh sẽ có thời gian tác động và đem lại hiệu quả khác nhau. Đồng thời, hiệu quả tác động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa của mỗi người,… Tuy nhiên, dựa theo các kết quả nghiên cứu cộng đồng, tình trạng đau răng do nhiễm trùng cấp tính, sâu răng sẽ hết sau 3 – 7 ngày điều trị. Đặc biệt với tình trạng sâu răng nặng, bạn cần đi hàn hoặc đi tráng răng tùy theo chỉ định của nha sĩ.
Trái lại, có những bệnh nhân sau khi sử dụng vài liều đã thấy các triệu chứng đau răng biến mất và tự ý ngưng thuốc. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bệnh quay lại với mức độ nặng hơn và đòi hỏi cần sử dụng loại kháng sinh có tác động mạnh hơn. Để đảm bảo dứt điểm bệnh, hãy sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ kê. Trước khi muốn dừng thuốc cần hỏi qua ý kiến của nha sĩ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa đau răng
Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa đau răng miệng, người dùng cần chú ý những điều sau đây:
- Hãy kiểm tra tình trạng răng miệng tại các nha khoa trước khi dùng thuốc.
- Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng để làm tăng hiệu quả điều trị.
- Nếu thấy tình trạng răng đau không thuyên giảm, nướu răng sưng to,… cần ngưng dùng thuốc và tới nha khoa ngay để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong các loại thuốc kháng sinh thì không nên dùng loại thuốc đó.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Việc này sẽ làm hạn chế sâu răng, mảng bám. Đây là những nguyên nhân khiến răng bị đau nhức, nhiễm khuẩn.
Các loại thuốc kháng sinh chữa đau răng có thể loại bỏ nhiễm trùng và làm giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, dùng thuốc kháng sinh chỉ là một phần của phương pháp điều trị. Khi bị đau nhức răng miệng, bạn không nên chần chừ đi khám. Bởi càng điều trị sớm thì hiệu quả càng cao, chi phí càng thấp và cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với nha sĩ để được hỗ trợ.
Tham khảo:
GỢI Ý DỊCH VỤ
Ngày Cập nhật 30/05/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!