Tổng Hợp Các Cách Trị Hôi Miệng Ngay Tận Gốc Nên Tham Khảo Ngay

Cách trị hôi miệng hiệu quả nhất là nắm bắt được nguyên nhân và điều trị trúng đích. Thông thường, chỉ bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng các sản phẩm bổ trợ như nước súc miệng hoặc áp dụng một số mẹo dân gian là bạn đã có thể cải thiện tốt tình trạng này.

Nguyên tắc điều trị hôi miệng – Điều trị từ nguyên nhân

Chứng hôi miệng đa số chúng ta đều từng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Do ăn thực phẩm có nhiều tinh dầu, nhiều gia vị, nặng mùi
  • Do vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ, mảng bám nhiều trên răng và bề mặt lưỡi
  • Do bị bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, áp xe răng, viêm nha chu…
  • Do mắc bệnh lý đường hô hấp, tim phổi, tiểu đường, dạ dày…
  • Do hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác lâu năm

Cách chữa hôi miệng dứt điểm là phải điều trị chính từ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chỉ có như vậy mới điều trị được trúng đích, lựa chọn đúng biện pháp chữa trị. Đây cũng là nguyên tắc điều trị chung cho các bệnh lý răng miệng mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe người bệnh.

hôi miệng thường gặp ở bất cứ ai
Làm thế nào để chữa hôi miệng?

Hôi miệng phải làm sao? Cách trị hôi miệng tận gốc tại nhà

Trong trường hợp bị hôi miệng không do bệnh lý, chỉ là tình trạng nhất thời, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các biện pháp chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để cải thiện. Bên cạnh đó, một số mẹo dân gian cũng cho hiệu quả tích cực, cải thiện nhanh chóng tình trạng hôi miệng.

Chăm sóc răng miệng cải thiện tình trạng hôi miệng

Một số biện pháp và sản phẩm chăm sóc răng miệng chuyên sâu sau đây có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng:

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.
  • Nước súc miệng: Hầu hết các loại nước súc miệng hiện nay đều có đầy đủ các loại khoáng chất tốt cho răng như: canxi, fluor,… và còn có thêm thành phần tinh dầu tạo mùi thơm. Cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản nhất là bạn sử dụng nước súc miệng ít nhất 2 lần vào sáng – tối hoặc sau mỗi lần ăn uống.
  • Kẹo cao su: Tất cả các loại kẹo cao su đều có thành phần tinh dầu hoặc hương liệu giúp giảm mùi hôi, hơi thở thơm tho ngay sau khi ăn xong. Hơn nữa, hoạt động nhai kẹo cao su sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt, giảm tình trạng khô miệng, từ đó sẽ giảm hẳn hôi miệng.
  • Vệ sinh bề mặt lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi: Trên bề mặt lưỡi có rất nhiều gai vị giác và đây cũng là nơi dễ hình thành mảng bám nhất. Nếu không chú ý vệ sinh bề mặt lưỡi thường xuyên thì mảng bám lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi từ miệng.
  • Vệ sinh răng hàng ngày: Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), nếu bạn không vệ sinh răng đúng cách hàng ngày, hơi thở sẽ nhanh chóng bị hôi do thức ăn thừa, mảng bám tích tụ trong các kẽ răng. Để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ nguy cơ hôi miệng, bạn cần đánh răng sạch sẽ hàng ngày bằng kem đánh răng giàu flour, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ cặn thức ăn. Nếu đang trong quá trình niềng răng, bạn nên sử dụng các loại dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên biệt như: bàn chải kẽ răng, máy tăm nước…
súc miệng sau khi ăn
Chăm sóc răng miệng cẩn thận là cách cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi đơn giản nhất.

Cách trị hôi miệng tại nhà bằng gừng tươi

Gừng có vị cay nóng, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hoá và bệnh răng miệng. Chỉ cần 1 nhánh gừng tươi là bạn đã có thể cải thiện được tình trạng này. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Nếu bạn bị hôi miệng kèm theo đầy bụng, khó tiêu nên pha trà gừng uống sau mỗi bữa ăn. Trà gừng ấm nóng sẽ giúp bạn tiêu hoá tốt hơn, ổn định dịch vị dạ dày, cải thiện tình trạng ợ hơi. Bạn cũng có thể thêm một chút mật ong vào tách trà gừng để trị bệnh hôi miệng tốt hơn.
  • Nếu không thích uống trà gừng, bạn có thể dùng gừng tươi giã nát hoặc xay nhuyễn, nấu với 1l nước rồi để nguội. Nước gừng này bạn dùng để súc miệng sau mỗi bữa ăn, súc miệng xong ngậm từ 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ, không cần tráng lại bằng nước.
  • Lưu ý nước gừng đun lên chỉ nên dùng trong ngày hoặc 2 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Nên kiên trì thực hiện cách chữa hôi miệng này ít nhất 1 – 2 tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.

Cách chữa hôi miệng cấp tốc tại nhà bằng lá húng chanh

Lá húng chanh có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp. Lá húng chanh có lượng tinh dầu lớn, vị hơi cay, tính ấm nóng giúp bồi bổ phế quản. Ít ai biết rằng lá húng chanh còn được áp dụng làm cách chữa hôi miệng cấp tốc.

Cách trị hôi miệng bằng lá húng chanh như sau:

  • Ngay khi cảm thấy hơi thở có mùi hôi khó chịu, bạn lấy 2 – 3 lá húng chanh rửa sạch, nhai trực tiếp rồi nhả bã. Nhai xong bạn có thể tráng miệng lại bằng nước sạch.
  • Nếu không nhai được lá húng chanh tươi, bạn có thể dùng 1 nắm lá húng chanh đã phơi khô, sắc với 3 bát nước.
  • Khi nồi nước sôi lên, hạ nhỏ lửa để nước cạn xuống còn khoảng 1 bát con thì chia thành 2 phần súc miệng 2 lần sáng và tối hoặc sau 2 bữa chính.

Chữa hôi miệng bằng quả chanh

Trong vỏ quả chanh có lượng lớn tinh dầu và thành phần sát khuẩn. Hơn nữa, trong nước chanh có hàm lượng acid ascorbic và vitamin C rất cao. Đặc điểm này giúp ích rất nhiều cho những người đang gặp tình trạng hôi miệng do nhiều mảng bám trong miệng. Tinh dầu vỏ chanh và nước chanh sẽ giúp làm sạch mảng bám, khử mùi hôi hiệu quả.

Cách chữa hôi miệng tại nhà từ quả chanh rất đơn giản:

  • Bạn cần chuẩn bị 1 – 2 quả chanh mọng nước và 300ml nước lọc.
  • Vắt nước cốt chanh, bỏ hạt cho vào 300ml nước khuấy đều lên. Bạn có thể nạo thêm vỏ chanh tươi cho vào hỗn hợp này để tăng thêm hiệu quả.
  • Hàng ngày bạn súc miệng với nước chanh pha loãng ít nhất 3 – 4 lần, nên súc miệng sau mỗi lần ăn uống.
  • Liên tục thực hiện cách này từ 1 – 2 tuần để hơi thở thơm mát hơn.

Chữa hôi miệng bằng rau mùi tàu (ngò gai)

Rau mùi tàu rất quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Với mùi thơm đặc trưng, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu vitamin C, protid, photpho, glucid… lá mùi tàu cũng có khả năng diệt khuẩn vùng miệng, từ đó loại bỏ tác nhân gây hôi miệng.

trị hôi miệng bằng lá mùi tàu
Hướng dẫn cách trị hôi miệng bằng lá mùi tàu.

Cách trị hôi miệng bằng lá mùi tàu rất đơn giản, bạn có thể thực hiện một trong các chỉ dẫn sau đây:

  • Ăn trực tiếp lá mùi tàu: Bạn lấy 3 – 4 cọng lá mùi tàu, rửa sạch, để ráo rồi nhai trực tiếp, nhai khoảng 3 – 4 phút thì ngậm thêm 5 phút rồi nhả bã. Mỗi ngày nên thực hiện cách này từ 2 – 3 lần, liên tục trong 5 ngày để cải thiện mùi hơi thở.
  • Sắc nước lá mùi tàu với gừng: Bạn dùng khoảng 1 nắm lá mùi tàu tươi và 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, đập dập rồi sắc với 2 bát nước. Cho tới khi nước lá mùi tàu cạn xuống còn khoảng 1 bát thì tắt bếp, để nguội bớt rồi chia thành 2 phần, uống trong ngày. Đây là cách chữa hôi miệng dứt điểm với những trường hợp có tổn thương trong khoang miệng.

Cách trị hôi miệng bằng y học hiện đại

Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng mẹo dân gian hay các biện pháp chăm sóc răng miệng kể trên thực tế chỉ điều trị được “phần ngọn”, không thể giải quyết tận gốc tình trạng này. Do vậy muốn cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu một cách triệt để, bạn cần được thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị từ nguyên nhân đó.

Tham khảo một số cách trị hôi miệng theo nguyên nhân sau đây:

Đối với tình trạng hôi miệng do cặn lưỡi

Bợn lưỡi hay còn gọi là cặn lưỡi, là tình trạng hầu hết chúng ta đều gặp phải. Trên bề mặt lưỡi có 1 lớp cặn tích tụ sau mỗi lần ăn uống, nơi phát triển của vi khuẩn gây ra hợp chất sulphur – mùi hôi từ hơi thở.

Với tình trạng này, hướng điều trị được áp dụng phổ biến nhất là dùng dụng cụ cạo lưỡi, làm sạch cặn lưỡi trên bề mặt và cả 2 bên. Tiếp đó, dùng các loại nước súc miệng để hạn chế vi khuẩn, làm sạch miệng và tạo mùi thơm cho khoang miệng.

Đối với tình trạng hôi miệng do bị viêm nướu, viêm nha chu

Hôi miệng là triệu chứng khá điển hình của bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Tại các ổ viêm trong khoang miệng, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và tạo ra mùi hôi rất rõ rệt.

Để trị hôi miệng vĩnh viễn đối với trường hợp này, người bệnh cần được điều trị viêm nha chu, viêm nướu triệt để bằng cách dùng thuốc hoặc tiểu phẫu nếu cần thiết.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước là biện pháp rất cần thiết để loại bỏ sạch vi khuẩn trong miệng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định dùng nước súc miệng phù hợp hàng ngày để kiểm soát mùi hơi thở tốt hơn.

Đối với tình trạng hôi miệng do bệnh lý toàn thân

Tình trạng hôi miệng còn có thể là triệu chứng ít gặp của các bệnh như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá, tiểu đường, tim mạch…

Nếu do các nguyên nhân này gây ra, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa và có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Việc dùng các sản phẩm chăm sóc răng miệng hay vệ sinh răng tỉ mỉ, cẩn thận không phải là biện pháp trị hôi miệng vĩnh viễn trong trường hợp này.

Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị hôi miệng như:

  • CPC – Cetylpyridinium chloride: Thuốc có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, thường được dùng ở dạng viêm ngậm. Hiện nay CPC cũng đã được sản xuất ở một số dạng sản phẩm chăm sóc răng miệng như nước súc miệng, xịt thơm miệng, xịt mũi, kem đánh răng. Bên cạnh việc điều trị chứng hơi thở có mùi hôi, thuốc còn có tác dụng điều trị viêm nướu và chống mảng bám.
  • Chlorhexidine: Đây là một hoạt chất kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc thường được sử dụng khi điều trị các bệnh răng miệng.
  • Cimetidin: Thuốc thường được dùng trong các trường hợp hôi miệng do bị trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua.
  • Ranitidine: Thuốc có tác dụng tiết chế acid dạ dày, kháng histamin, thường được dùng để điều trị chứng hôi miệng ở các bệnh nhân bị viêm dạ dày, trào ngược.
chỉ dùng thuốc khi có đơn của bác sĩ
Trong một số trường hợp cần thiết người bệnh sẽ được kê đơn thuốc uống phù hợp.

Cách trị hôi miệng bằng thuốc đông y

Ngoài việc điều trị hôi miệng tận gốc theo y học hiện đại, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài thuốc đông y. Thuốc đông y không chỉ có khả năng điều trị chứng hôi miệng mà còn bồi bổ toàn thân, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ:

Bài thuốc số 1:

  • Sử dụng 8g đinh hương, 9g cam thảo, 50g tế tân, 40g xuyên khung trộn lẫn với nhau rồi nghiền thành dạng bột mịn.
  • Tiếp đó cho mật ong vào trộn đều lên thành dạng đặc sệt, khi vo viên thành các viên nhỏ không dính tay.
  • Cho vào lọ bảo quản tủ lạnh, mỗi ngày lấy ra khoảng 5g để nhai trước khi đi ngủ.
  • Lưu ý không nên súc miệng lại với nước để thuốc phát huy tác dụng trong khoang miệng. Bạn nên duy trì bài thuốc này ít nhất 1 – 2 tuần.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị các vị thuốc quế tâm, cam thảo, quất bì, mỗi vị thuốc 50g.
  • Sau khi tán nhuyễn các vị thuốc này thành dạng bột mịn thì cho thêm mật ong và táo nhục vào, trộn đều lên thành dạng bột sệt rồi vo thành từng viên cỡ hạt đậu.
  • Trước khi đi ngủ, bạn lấy khoảng 5 – 10g uống với 1 cốc nước nhỏ. Thực hiện liên tục bài thuốc này ít nhất 2 tuần.

Bài thuốc số 3:

  • Sử dụng 5g hoàng liên, 6g quy thân, 12g sinh địa, 6g đơn bì, 6g thăng ma.
  • Tất cả thuốc chuẩn bị xong cho vào ấm sắc, từ 3 bát nước rút xuống còn 1 bát là được.
  • Thuốc sắc xong chia thành 2 phần, mỗi lần uống hết 1 bát sau khi ăn no.
  • Duy trì thực hiện bài thuốc này ít nhất 2 tuần để thấy được hiệu quả.

Hướng dẫn phòng ngừa hôi miệng

Bên cạnh việc áp dụng các cách trị hôi miệng kể trên, mỗi người đều cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân để phòng tránh tình trạng này tái phát. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh hôi miệng tái phát hiệu quả hơn:

  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn thay cho tăm xỉa răng để loại bỏ thức ăn trong các kẽ răng.
  • Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau mỗi lần ăn uống.
  • Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi, chải bề mặt lưỡi thường xuyên để loại bỏ bợn lưỡi – nguyên nhân chính gây hôi miệng
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ nha khoa hoặc răng giả nếu bạn đang trong quá trình niềng răng hoặc đã bọc răng sứ.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, ít nhất 1,5 – 2l nước/ngày để phòng tránh hôi miệng do khô miệng.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.

Xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng là bước đầu tiên trong việc xác định phương pháp chữa hôi miệng hiệu quả. Thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ nha khoa về cách trị hôi miệng là cách tốt nhất giúp loại bỏ vĩnh viễn tình trạng này.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 10/06/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *