Hiểm Họa Từ Chứng Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu, Đừng Chủ Quan!

Trong nhiều trường hợp, đau răng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu quanh răng mà đôi khi sẽ xuất hiện các cơn đau buốt tận óc. Đây chính là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh trung ương đã bị ảnh hưởng ít nhiều, nếu để tình trạng này kéo dài có thể là mối nguy hại cho sức khỏe. Vậy đau răng dẫn đến đau đầu có nguy hiểm không, biểu hiện ra sao và cách điều trị như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân đau răng dẫn đến đau đầu

Thông thường, đau răng có thể kéo theo các cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu xuất hiện bất chợt, đặc biệt là về đêm. Nếu tình trạng này xuất hiện kèm theo triệu chứng đau đầu thì có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

  • Do sâu răng: Sâu răng thường xuất hiện lỗ sâu màu đen trên răng và dễ lan rộng nếu không được xử lý. Vi khuẩn sẽ tấn công và xâm nhập sâu vào bên trong cấu trúc răng, chạm tới lớp tủy và gây viêm nhiễm vùng ống tủy. Trong khi đó, tủy là vùng chứa nhiều dây thần kinh có liên hệ với hệ thần kinh trung ương. Vậy nên, khi bị viêm tủy răng, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau buốt lên đầu, đau dữ dội và có thể phát.
  • Do nhiễm trùng răng: Răng khi bị viêm nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây tổn thương tới các mô xung quanh răng, thậm chí là xâm nhập vào tủy và gây nhiễm trùng máu cực nguy hiểm. Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ đi kèm các triệu chứng như đau đầu, sốt, ù tai…
Đau răng dẫn đến đau đầu có thể do sâu răng, nhiễm trùng răng
Đau răng dẫn đến đau đầu có thể do sâu răng, nhiễm trùng răng
  • Do răng bị gãy, sứt mẻ: Cấu tạo của răng gồm men răng, ngà răng và tủy, trong đó lớp men là lớp bảo vệ cứng nhất, nếu nó bị vỡ sẽ làm lộ ra ngà và tủy. Ngà răng và tủy răng vô cùng nhạy cảm nên các tác động nhỏ như ăn, nhai cũng có thể dẫn đến đau buốt, đau đầu, đau tai, phát sốt…
  • Mọc răng khôn: 15 – 25 tuổi là thời gian mọc răng không, nếu khi mọc mà răng khôn không đủ chỗ sẽ bị mọc lệch, chèn ép vào các răng khác, phá hoại cấu trúc răng, gây sâu răng. Mặt khác, chúng còn có thể chèn ép vào các dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nửa đầu.

Đau răng dẫn đến đau đầu có triệu chứng gì?

Các cơn đau đầu do đau răng hàm gây ra không đến một cách bất chợt, mà trước đó nó đã báo hiệu cho chúng ta qua một vài dấu hiệu như:

  • Xuất hiện các đốm trắng đục trên răng: Là những triệu chứng đầu tiên của sâu răng khi vi khuẩn đã tấn công và ăn mòn các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng.
  • Các cơn đau răng xuất hiện thường xuyên: Đau răng là dấu hiệu của sâu răng ngày một phát triển nghiêm trọng hơn, nhất là khi răng tiếp xúc hoặc bị tác động vào. Đôi khi người bệnh sẽ gặp các cơn đau nhói nhưng cũng có thể là các cơn đau âm ỉ, kéo dài.
  • Miệng có vị lạ, hơi thở có mùi: Các lỗ sâu răng được hình thành do axit và đường phá hủy lớp men. Sau đó vi khuẩn sẽ tích tụ trong lỗ sâu gây ra vị lạ và mùi hôi trong miệng.
  • Răng trở nên nhạy cảm: Bên trong các răng đều có chứa dây thần kinh và nguồn máu cấp đến giúp răng phát triển và thực hiện vai trò của nó. Khi lỗ sâu phát triển, dây thần kinh có thể sẽ bị lộ ra ngoài khiến người bệnh dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ.
Đau răng dẫn đến đau đầu kèm theo các cơn đau nhức, khó chịu
Đau răng dẫn đến đau đầu kèm theo các cơn đau nhức, khó chịu
  • Sưng lợi: Các lỗ sâu răng có thể gây tổn thương hoặc làm hoại tử dây thần kinh, khiến nó bị nhiễm trùng dẫn đến sưng lợi. Trong một số trường hợp người bệnh cảm thấy lợi sưng nhưng không có cảm giác đau, tuy nhiên đó vẫn là do nhiễm trùng gây ra.
  • Chảy máu lợi: Khi chải răng hoặc ăn uống có thể bị chảy máu do các dây thần kinh tại răng bị tổn thương, dẫn đến kích ứng lợi.

Khi phát hiện ra những triệu chứng kể trên, chúng ta nên có các biện pháp xử lý kịp thời để tránh các cơn đau kéo dài hoặc khiến tình trạng trở nên nguy hiểm hơn.

Đau răng dẫn đến đau đầu có nguy hiểm không?

Mặc dù không thật sự quá phổ biến, tuy nhiên tình trạng nhức răng dẫn đến đau nửa đầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể, không ít trường hợp gây ra nhiễm trùng nặng đe dọa tới tính mạng. Tình trạng này còn được biết đến là huyết khối xoang hang, có thể kéo theo các cơn đau đầu dữ dội và thường tác động đến khu vực sau mắt hoặc trán.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Ngoài ra đau răng hàm dẫn đến đau đầu còn có thể kéo theo nhiều rủi ro nguy hiểm khác như:

  • Thị lực: Mặc dù không phổ biến nhưng có thể dẫn đến suy giảm thị lực viễn viễn.
  • Hình thành cục máu đông: Các cục máu đông có thể hình thành tại nhiều nơi trên cơ thể như chân, não, phổi… Đã có rất nhiều trường hợp xuất hiện máu đông gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Khi nhiễm trùng lan rộng có thể gây nên viêm màng não (bệnh gây nhiễm trùng lớp bảo vệ phía ngoài của não, dẫn đến các triệu chứng như chứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn tâm thần) nhiễm trùng huyết (có các triệu chứng như ớn lạnh, thở gấp, tim đập nhanh). Cả 2 bệnh nhiễm trùng này đều rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Khi nhiễm trùng lan rộng có thể gây nên viêm màng não
Khi nhiễm trùng lan rộng có thể gây nên viêm màng não

Các chuyên gia sức khỏe đã nhận định rằng, đau răng dẫn đến đau đầu không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn làm gián đoạn công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc tìm các phương pháp an toàn, phù hợp để điều trị dứt điểm tình trạng này là vô cùng cấp thiết.

Xem thêm: 4 cách chữa đau răng bằng gừng cực đơn giản, hiệu quả

Đau răng dẫn đến đau đầu điều trị như thế nào?

Đau răng dẫn đến đau đầu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và không gây nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Trong đó có một số phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao mà chúng ta có thể áp dụng như:

Sử dụng mẹo dân gian

Khi y học hiện đại còn chưa xuất hiện thì các phương pháp điều trị bằng dân gian đã tồn tại và truyền qua nhiều đời. Cách chữa này đa phần đều sử dụng các nguyên liệu, thảo dược tự nhiên thông dụng, có độ lành tính cao như:

  • Rễ lá lốt

Trong rễ lá lốt có hàm lượng lớn tinh dầu và các ancaloit với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen và benzyl axetat. Chữa đau răng bằng lá lốt mang lại hiệu quả cao trong việc kháng viêm, diệt khuẩn và làm giảm các cơn đau nhức do sâu răng gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 20 gram rễ cây lá lốt rồi đem đi rửa sạch.
  • Cho vào giã nát cùng với vài hạt muối ăn rồi lọc lấy phần nước cốt.
  • Dùng bông y tế sạch thấm vào hỗn hợp rồi chấm vào chỗ răng sâu, giữ nguyên trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch.

Thực hiện liên tục 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn, sau khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy các cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

  • Gừng tươi

Gừng là loại gia vị quen thuộc có vị cay nóng và khả năng diệt khuẩn khá cao. Ngoài ra nó còn có công dụng trị đau răng và giảm các cơn đau do sâu răng, viêm nướu gây ra một cách nhanh chóng.

Gừng có vị cay nóng và khả năng diệt khuẩn, giảm đau hiệu quả
Gừng có vị cay nóng và khả năng diệt khuẩn, giảm đau hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch, cạo sạch phần vỏ.
  • Đập dập củ gừng rồi đắp vào phần răng bị đau rồi giữ trong khoảng 3 – 5 phút để tinh chất trong gừng tiết ra và diệt khuẩn. Hoặc để trực tiếp miếng gừng vào phần răng bị đau và nhai dập (không nuốt nước).

Bên cạnh đó, nếu không thể chịu được vị cay của gừng thì chúng ta có thể làm trà gừng để uống và súc miệng.

  • Lá ổi non

Trong lá ổi có chứa rất nhiều hợp chất astringents, đây là một trong những chất chống viêm, kháng khuẩn khá tốt. Nhờ đó mà giúp nướu săn chắc, giảm các cơn đau răng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một vài búp lá ổi non đem rửa sạch hết bụi bẩn.
  • Cho trực tiếp búp lá ổi vào phần răng sâu và nhai nát để các hoạt chất thấm vào lỗ sâu.
  • Nhai như vậy trong 3 – 5 phút thì nhả ra, không nuốt nước.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên kết hợp súc miệng với nước lá ổi 2 – 3 lần mỗi ngày. Đặc biệt là vào buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ, các cơn đau nhức sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

  • Lá bạc hà

Lá bạc hà không chỉ có mùi vị thơm ngon, mát mà còn có tác dụng gây tê, giảm đau và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Đây cũng là thành phần thường thấy trong các loại kem đánh răng. Ngoài ra, nó còn cải thiện triệu chứng hôi miệng, mang đến hơi thở thơm tho.

Lá bạc hà khô có tác dụng gây tê, giảm đau và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả
Lá bạc hà khô có tác dụng gây tê, giảm đau và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một muỗng lá bạc bà khô và một ly nước sôi.
  • Cho lá bạc hà vào ly nước sôi rồi ngâm trong khoảng 20 phút.
  • Sau khi nước nguội thì lấy để súc miệng, hoặc có thể uống trực tiếp.

Người bệnh có thể sử dụng nước lá bạc hà để súc miệng hàng ngày để tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp hơi thở thơm tho hơn.

  • Nước muối

Muối là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong căn bếp của mỗi gia đình. Chúng ta có thể dùng muối để sát trùng vết thương, diệt khuẩn, trị viêm lợi và giảm các cơn đau nhức răng hiệu quả. Nước muối sẽ làm sạch khoang miệng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân dẫn tới sưng lợi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một muỗng canh muối và cho vào ly nước ấm khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
  • Sử dụng hỗn hợp thu được để súc miệng trong khoảng 1 phút rồi nhổ bỏ.

Nếu kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần/ngày sẽ làm giảm các cơn đau răng hiệu quả, đồng thời giúp khoang miệng sạch sẽ hơn, ngăn ngừa hôi miệng.

Sử dụng bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y là sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị dược liệu quý có khả năng đẩy lùi các cơn đau nhức do sâu răng gây ra một cách hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp này khá an toàn và lành tính, không để lại các tác dụng phụ như việc sử dụng thuốc Tây y. Một số bài thuốc mang lại hiệu quả cao như:

  • Bài thuốc viêm chân răng âm hư

Đây là bài thuốc được dùng trong trường hợp người bệnh có triệu chứng như: Xuất hiện các cơn đau răng, viêm chân răng gây chảy máu, miệng có mùi hôi tanh nhưng không sưng, lưỡi đỏ bóng và cổ họng khô. Nguyên nhân là do bị nóng trong, bốc hỏa khiến cho huyết đi sai đường, dẫn đến phát bệnh về viêm chân răng gây ra các cơn đau nhức.

Các vị thuốc: 10g hoàng liên, 10g tri mẫu, 10g thanh đại, 10g bồ hoàng sao, 10g nhân trung bạch, 10g hoàng bá sao, 10g hoa hòe sao đen, 15g đan bì, 30g tế sinh địa,, 30g địa cốt bì.

Tất cả được đem đi sắc lấy nước uống, ngày uống 4 lần, uống đều đặn mỗi ngày sẽ thu được hiệu quả cao. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần chú ý chăm sóc răng miệng sạch sẽ.

  • Bài thuốc viêm chân răng vị hỏa

Theo Y học cổ truyền, các bệnh về răng miệng đa phần đều bắt nguồn từ vị nhiệt, âm hư hoặc can hỏa. Tức là trong cơ thể quá nóng sẽ khiến cho lợi bị sưng tấy, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức, sâu răng. Bài thuốc này có khả năng khắc phục được tình trạng viêm nhiễm, làm lành các vết thương và giảm đau hiệu quả.

Các vị thuốc: 1g cam thảo, 3g hoàng liên, 3g đại hoàng, 10g hoàng cầm.

Tất cả được đem đi sắc lấy nước uống thay cho nước lọc hàng ngày. Người bệnh uống liên tục và kiên trì hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng sưng tấy, viêm và các cơn đau do sâu răng gây ra thuyên giảm rõ rệt.

Dùng các bài thuốc Đông y để trị đau răng dẫn đến đau đầu
Dùng các bài thuốc Đông y để trị đau răng dẫn đến đau đầu
  • Bài thuốc can hỏa

Bài thuốc can hỏa được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị chảy máu kẽ răng, miệng có vị đắng, xuất hiện đờm vàng, các cơn đau nhức răng kéo dài và âm ỉ, chân răng bị sưng, đau răng nổi hạch. Nguyên nhân là do huyết đi sai đường dẫn đến các tổn thương cho răng miệng.

Các vị thuốc: 6g cam thảo, 10g long đờm thảo, 10g đởm nam tinh, 10g thanh đại, 15g địa cốt bì, hạ khô thảo 30g, 50g ô mai, sinh địa 60g, 60g hải cáp phấn, 80g mạch môn, 100g mao căn.

Đem tất  cả các vị thuốc kể trên đem đi sắc lấy nước uống, chia làm 3 bữa trong ngày. Người bệnh khi uống đều đặn hàng ngày sẽ mang lại được hiệu quả cao.

Điều trị tại nha khoa

Nếu bệnh nhân sử dụng các phương pháp kể trên trong thời gian dài mà không có hiệu quả, thì cần tới ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị dứt điểm. Tại đây, các nha sĩ với chuyên môn cao sẽ tìm ra nguyên nhân và có phương án chữa trị phù hợp với từng bệnh nhân. Cụ thể:

  • Điều trị sâu răng

Tùy vào tình trạng của người bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường sẽ loại bỏ các mảng ố đen do sâu răng gây ra, sau đó dùng các chất liệu chuyên dụng để trám vào vị trí sâu, nhằm phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

  • Điều trị viêm lợi

Ở giai đoạn đầu khi viêm nhiễm chỉ ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ cho người bệnh súc miệng hoặc thuốc bôi, kèm theo đó là hướng dẫn cách chăm sóc cụ thể. Còn trong trường hợp nặng hơn, đã bị phì đại lợi, mưng mủ thì cần làm các tiểu phẫu để loại bỏ ổ viêm.

Điều trị đau răng chuyên sâu tại nha khoa
Điều trị đau răng chuyên sâu tại nha khoa
  • Điều trị viêm nướu, viêm nha chu

Nếu bệnh viêm nha chu đã xuất hiện các túi nha chu thì bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng nạo sạch túi nha chu để giúp hồi phục nướu. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định thêm kháng sinh để trị viêm nhiễm.

Nếu đã loại bỏ các túi nha chu mà tình trạng vẫn không tiến triển thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm sạch sâu. Một số trường hợp nặng hơn, ổ răng bị tiêu, tụt nướu, răng yếu, lung lay sẽ phải nhổ bỏ răng.

  • Điều trị viêm tủy

Khi đã bị viêm tủy, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến chết tủy, mất răng hoặc gây khó khăn cho việc điều trị. Khi đó, tủy răng cần phải loại bỏ để tránh viêm nhiễm, sau đó phục hồi lại bằng cách bọc răng sứ hoặc cấy ghép implant.

Cách phòng tránh đau răng

Như vậy, chúng ta có thể thấy những hậu quả nặng nề và khó khăn trong việc điều trị các tác nhân gây ra tình trạng sâu răng. Để không gặp phải tình trạng này thì việc phòng tránh và chăm sóc răng miệng thật tốt ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Trong đó, bạn cần đặc biệt chú ý tới những nội dung sau đây:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa flour để vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch sâu khoang miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và khoa học, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, chua cay, chứa nhiều axit, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như nghiến răng, cắn vật cứng, hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia…
  • Trong trường hợp làm răng sứ cần có chế độ chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để được làm sạch sâu và kịp thời phát hiện ra các tổn thương, nguy cơ gây hại trên răng, từ đó tìm ra các phương án khắc phục tốt nhất.

Đau răng dẫn đến đau đầu ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy nên qua bài viết ngày hôm nay, hy vọng rằng bạn đã nhận ra những rủi ro và biết cách điều trị bệnh lý này một cách tốt nhất. Để tránh các trường hợp nghiêm trọng, hãy tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có cách khắc phục kịp thời.

Click xem ngay:

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 29/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *