Đau Răng Nổi Hạch Là Gì? Các Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Nội dung chính
Đau răng nổi hạch là hiện tượng thường gặp, nó gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh. Vậy hiện tượng nổi hạch này là do đâu? Có nguy hiểm không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nhận được lời giải đáp.
Đau răng nổi hạch là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Đau răng nổi hạch là hiện tượng nổi hạch ở cổ. Bình thường hạch cổ ở trạng thái chìm, khi cần hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật mới sưng to. Ngoài cổ, hạch tồn tại ở khá nhiều vị trí trên cơ thể như nách, vùng xương đòn…
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bằng cách sờ. Ngoài ra đau răng nổi hạch dưới hàm sẽ đi kèm triệu chứng đau nhức, khó chịu dẫn đến mất ăn, mất ngủ. Nếu không được điều trị hạch sẽ ngày càng sưng to hơn để điều tiết các chất kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng có thể là do mọc răng khôn, răng bị sâu. Hoặc do các nguyên nhân khác nhau như người bệnh bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng gây hại, virus hay do ung thư gây ra.

Đau răng nổi hạch cổ có nguy hiểm không? Biến chứng
Đau răng nổi hạch ở cổ không chỉ gây cảm giác đau nhức khó chịu thông thường mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo chiếc răng sâu đang bị viêm nhiễm nặng. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ xảy ra biến chứng gây nguy hiểm như: Viêm chân răng, viêm xương hàm, hoại tử tủy răng… Nặng hơn có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn.

Ngoài ra, nổi hạch ở cổ cũng không hẳn xuất phát từ nguyên nhân đau răng, có thể do một số bệnh lý khác nữa. Vì thế bạn cần thường xuyên theo dõi, chú ý xem các vùng khác của cơ thể có bị nổi hạch nên không. Nếu có hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số biến chứng do đau răng dưới hàm gây ra:
Giảm chất lượng cuộc sống
Nướu bị sưng dẫn đến răng đau và nổi hạch sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống và giao tiếp của bạn. Không chỉ vậy, nó còn làm hơi thở có mùi hôi khiến người bệnh e ngại và thiếu tự tin khi giao tiếp. Không những vậy người bệnh còn thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không thể tập trung được vào công việc.
Đau răng nổi hạch làm mất răng
Khi gặp phải một số vấn đề về bệnh răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hư hại đến răng và làm răng bị lung lay thậm chí là gãy rụng. Theo đó khi đó lợi người bệnh sẽ bị sưng, sau đó bở ra và dần dần tách ra khỏi răng. Chính vì vậy, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, tấn công cấu trúc răng, làm răng lung lay, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng rụng răng.

Hoại tử do đau răng nổi hạch dưới hàm
Viêm nhiễm trong khoang miệng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời vi khuẩn sẽ tấn công gây bệnh và lây lan ra các vùng lân cận. Cuối cùng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây hoại tử mô nướu chân răng. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm do đau răng nổi hạch ở cổ gây nên.
Phương pháp chữa đau răng nổi hạch hiệu quả, an toàn
Các cơn đau răng cũng làm người bệnh khó chịu, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Không những vậy đau răng bị nổi hạch tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm cho mình một phương pháp chữa đau răng an toàn. Dưới đây là gợi ý những cách chữa đau răng nổi hạch ở cổ hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất hiện nay:
Chữa đau răng nổi hạch cổ bằng Tây y
Đau răng nổi hạch do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ được bác sĩ tư vấn những loại thuốc hay phương pháp phù hợp. Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:
- Do viêm nhiễm: Trường hợp đau răng nổi hạch do lợi viêm nhiễm, các sĩ có thể chỉ định bệnh nhân uống những loại thuốc kháng sinh đặc trị viêm lợi. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng thêm vitamin C, A, D3 giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và cho răng lợi.
- Trám răng: Trường hợp sâu răng gây đau và nổi hạch, bác sĩ sẽ nạo hết vết sâu. Tiếp đó vệ sinh sạch sẽ lại phần rỗng do sâu răng gây ra và trám bít bằng vật liệu chuyên dụng.
- Nhổ răng: Trong trường răng sâu quá nặng, bác sĩ cần nhổ bỏ răng cũ và trồng lại răng mới giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, tránh được hiện tượng tiêu xương hàm.
Cùng đọc thêm:

Bài thuốc Đông y trị bệnh lành tính, hiệu quả
Đông y là phương pháp được nhiều người sử dụng nhằm giúp giảm đau nhức răng. Dưới đây là một vài bài thuốc Đông y với thành phần chính là thảo dược quý hiếm có khả năng chữa đau răng nổi hạch cổ nhưng không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Bài thuốc 1: Chữa đau răng do nhiệt
Khi bạn ăn quá nhiều đồ cay, nóng sẽ gây ra triệu chứng như đau răng, chân răng sưng trướng, khát nước. Lúc này tỏa nhiệt, phong độc bốc lên dẫn đến nổi hạch ở cổ, người bệnh cần phải sơ phong, tán hỏa, tiêu sưng. Cụ thể bài thuốc chữa đau răng cổ nổi hạch do nhiệt như sau:
- Thành phần chuẩn bị: Thăng ma 8g, cát căn 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g, hoàng cầm 12g, mẫu đơn bì 8g, sinh địa hoàng 16g.
- Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc uống, nếu chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì cho thêm 2 thành phần sài hồ 6g và tri mẫu 10g.
Bài thuốc 2: Chữa đau răng lâu, mãi không khỏi
Bài thuốc chữa đau răng quá lâu, nổi hạch, chân răng lung lay, sưng, bệnh tái phát nhiều lần, tâm phiền, mất ngủ do thận hư, thanh nhiệt, dưỡng âm, tán ứ.
- Thành phần chuẩn bị: Hoài sơn 15g, sơn thù 6g, trạch tả 10g, kim ngân hoa 12g, phục linh 10g, đan bì 12g, cốt toái bổ 15g.
- Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu trên đi sắc uống, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc 3: Chữa đau răng cho người cao tuổi
Những người cao tuổi gặp phải tình trạng chân răng lung lay, họng khô, gà má đỏ, lưng đùi yếu, nổi hạch cổ. Nguyên nhân chính là do thận hư hỏa, pháp điều trị bằng tư âm, giáng hỏa.
- Thành phần chuẩn bị: Địa hoàng 10g, phục linh 10g, trạch tả 8g, mẫu đơn bì 8g, hoàng bá 10g, quy bản 10g, tri mẫu 10g.
- Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu sắc uống hàng ngày.
Các biện pháp giảm sưng tại nhà
Đau răng, sưng nướu, nổi hạch là một trong những dấu hiệu thường gặp hiện nay. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì cách điều trị sưng đau răng nổi hạch khá đơn giản. Theo đó ngoài các biện pháp trên, khi bệnh ở mức độ nhẹ bạn có thể sử dụng mẹo dân gian để cải thiện. Đây là một trong những cách được người bệnh áp dụng nhiều nhất khi gặp tình trạng đau răng bị nổi hạch dưới hàm, viêm lợi.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm sẽ giúp bạn loại bỏ được phần thức ăn thừa hay mảng bám còn sót lại trong khoang miệng, kẽ răng. Đồng thời nước muối giúp các cơn đau của bạn ngừng tiến triển bằng cách làm giảm sưng, tăng cường khả năng chữa lành, giảm đau họng.
Theo các chuyên gia bạn nên ngậm nước muối ấm trong khoảng 30 giây trước khi nhổ ra. Nước muối sinh lý là lựa chọn tốt nhất cho những người đang muốn làm sạch khoang miệng của mình.

- Dùng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn nên chữa viêm nướu răng vô cùng hữu hiệu. Sau khi bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chỉ cần chà sát một lượng nhỏ mật ong vào vùng nướu bị sưng để giảm đau.
- Trà gừng
Trà gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chữa đau răng hiệu quả. Bạn dùng trà gừng ngậm trong khoảng 4 – 5 phút mỗi lần, nên thực hiện nhiều lần trong ngày. Kiên trì thực hiện lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất.
- Lô hội
Gel lô hội có tác dụng làm sạch cũng như làm dịu phần nướu răng bị sưng. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, lô hội có khả năng hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên. Cách thực hiện là bạn bạn áp gel lô hội lên khu vực bị đau và massage một cách nhẹ nhàng.

Chữa đau răng nổi hạch ở đâu uy tín?
Khi bị đau răng nổi hạch bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn những phương pháp điều trị tốt nhất. Dưới đây là những địa chỉ nha khoa uy tín, quy tụ nhiều bác sĩ giỏi và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề:
- Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam – ViDental: Được biết đến là một cơ sở y tế uy tín, thường xuyên áp dụng nhiều công nghệ mới trong điều trị. Người bệnh sẽ được thăm khám và chẩn đoán bệnh bởi các bác sĩ chuyên gia hàng đầu trong ngành. Được sử dụng những phương pháp điều trị mới nhất, đảm bảo hiệu quả. Địa chỉ nha khoa tại: Số 30 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. SĐT: 090 172 92 19.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội: Là một bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, cơ sở khám chữa bệnh tuyến sau cùng chuyên khoa răng hàm mặt. Bệnh viện luôn cập nhật những kỹ thuật mới với đầy đủ các dụng cụ máy móc hiện đại để giúp việc thăm khám, điều trị trở nên thuận tiện hơn. Bệnh viện có địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. SĐT: 024 3928 5172.
- Bệnh viện Việt Đức: Được thành lập 2005, với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy bạn có thể lựa chọn bệnh viện này chữa các bệnh về răng như: Cắt lợi trùm, cắt nướu, cắt thắng, đau răng nổi hạch cổ, viêm nha chu… Địa chỉ bệnh viện tại: Số 84A Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. SĐT: 024 3825 3531.

- Bệnh viện Bạch Mai: Với ưu điểm vượt trội về phẫu thuật hàm mặt, tạo hình nha khoa. Bạch Mai được biết là một trong những bệnh viện chữa đau răng tốt nhất hiện nay. Địa chỉ bệnh viện tại: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, thành phố Hà Nội. SĐT: 0869 587 728.
- Bệnh viện RHM Trung ương cơ sở thành phố Hồ Chí Minh: Đây là địa chỉ thăm khám và điều trị các vấn đề về răng miệng dành cho người dân đang sinh sống và làm việc tại khu vực phía Nam. Địa chỉ bệnh viện tại: Số 201A, quận 5, Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: 028 385 35178
- Bệnh viện Trung ương Huế: Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện luôn là địa chỉ được người dân khu vực miền Trung và một số tỉnh thành lân cận đánh giá cao trong điều trị vấn đề răng miệng, bao gồm đau răng nổi hạch cổ. Địa chỉ bệnh viện tại: Số 16 Lê Lợi, thành phố Huế. SĐT: +84 – 234 – 3822325.
Biện pháp phòng ngừa đau răng nổi hạch
Đau răng nổi hạch nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ xảy ra những hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí là mất răng. Để phòng ngừa được tình trạng đau răng xảy ra người bệnh nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn cần tích cực bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, canxi và hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường.
- Đánh răng đúng cách và thường xuyên thay bàn chải: Đánh răng đúng cách để giúp khoang miệng được vệ sinh tốt nhất nhất. Đồng thời bạn cũng cần thay đổi bàn chải mới thường xuyên. Thông thường bàn chải chỉ nên sử dụng trong khoảng 3 – 4 tháng.
- Lấy vôi răng 6 tháng 1 lần: Lấy vôi răng giúp loại bỏ mảng bám, tiêu diệt nơi trú ngụ của vi khuẩn gây nên nổi hạch.
- Thăm khám răng miệng định kỳ: Các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn biện pháp khắc phục kịp thời nếu có vấn đề gì về răng miệng như viêm tủy răng, sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi,…
Trên đây là tất tần tật những thông tin về nguyên nhân, cách chữa đau răng nổi hạch. Tuy nhiên, những phương pháp trên đôi khi chỉ giúp bạn giảm đau răng tạm thời. Để đảm bảo an toàn bạn cần tới gặp bác sĩ nha khoa thăm khám, chữa tận gốc.
Đọc ngay:
GỢI Ý DỊCH VỤ
Ngày Cập nhật 10/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!