Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả, Địa Chỉ Khám Uy Tín

Hôi miệng là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh trong số tất cả những bệnh lý về răng miệng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chủ yếu là do vi khuẩn phát triển trong khoang miệng gây nên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị hôi miệng bẩm sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc cái nhìn bao quát nhất về chứng bệnh mang lại nhiều phiền toái này.

Hôi miệng là bệnh lý răng miệng gây nhiều phiền toái trong đời sống
Hôi miệng là bệnh lý răng miệng gây nhiều phiền toái trong đời sống

Hôi miệng là gì? Nguyên nhân hôi miệng thường gặp

Mùi hôi miệng khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Không phải ai cũng hiểu rõ được các căn nguyên gây bệnh. Cùng tìm hiểu bản chất và nguyên nhân gây hôi miệng trong phần tiếp theo của bài viết này.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là hiện tượng người bệnh có mùi hôi trong hơi thở, khoang miệng hôi thối. Người bị bệnh thường cảm thấy tự ti, không dám giao tiếp với người khác gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội.

Đây là bệnh lý về răng miệng thường dễ bị nhầm lẫn với chứng hôi miệng khi đói hay ăn keto bị hôi miệng.

Tình trạng miệng hôi thối có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau từ người lớn đến các bé 3 tuổi hôi miệng, trẻ 2 tuổi hôi miệng đều rất phổ biến hiện nay. 

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Xét về mức độ bệnh thì hôi miệng tầng 4 là tình trạng nghiêm trọng nhất. Mùi trong khoang miệng lúc này rất nồng nặc và có thể tiến triển thành các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, chảy máu chân răng gây đau nhức, khó chịu. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh để kịp thời điều trị, tránh gây mệt mỏi và phiền toái trong đời sống.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

Theo các bác sĩ nha khoa, hôi miệng bẩm sinh có tỉ lệ rất ít và chủ yếu là xuất phát từ các nguyên nhân khác. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng.

Cụ thể, bác sĩ chuyên khoa đã lý giải các nguyên nhân dẫn đến tình trạng miệng hôi mùi cá ươn như sau:

Do bệnh lý về răng miệng

Đây có thể coi là nguyên nhân chính gây nên mùi khó chịu. Một số bệnh lý răng miệng thường gặp là:

Các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi
Các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi
  • Các bệnh nha chu và nướu như viêm nha chu, viêm nướu, viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh chân răng, viêm quanh implant, áp xe…
  • Vết lở loét do viêm nhiễm ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng phụ của một số thuốc.
  • Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, sử dụng thuốc điều trị bệnh, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, còn lớp cặn ở lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida.
  • Sự tồn đọng các mảnh vụn, mảng bám thức ăn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,…
  • Các bệnh về xương hàm như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm nhiễm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có khả năng gây hôi miệng.

Do sự phát triển của vi khuẩn

Hợp chất này được tạo ra từ các kỵ khí khuẩn phân giải protein. Các khuẩn này tồn tại trong các vùng ứ đọng thức ăn ở khoang miệng như kẽ răng, bề mặt lưỡi, túi nha chu hoặc các hốc răng sâu.

Hôi miệng do nguyên nhân tạm thời

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng miệng bị hôi kéo dài còn có những nguyên nhân tạm thời. Hôi miệng nguyên nhân tạm thời dễ khắc phục hơn so với những nguyên nhân khác.

Ăn các gia vị có mùi như hành tỏi cũng là nguyên nhân khiến miệng có mùi
Ăn các gia vị có mùi như hành tỏi cũng là nguyên nhân khiến miệng có mùi
  • Khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm có chứa chất gây khô miệng như: rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm có chứa hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, bánh kẹo. Các thực phẩm này còn tồn đọng trong khoang miệng khi phân huỷ sẽ làm giải phóng các amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur gây nên tình trạng hôi miệng.
  • Hành, tỏi cũng thuộc nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể thẩm thấu qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào phổi rồi theo hơi thở đi ra ngoài.
  • Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng sulphur chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa làm khô niêm mạc miệng, khiến tình mùi trở nên đậm đặc hơn.
  • Hôi miệng vào buổi sáng. Vào ban đêm, lượng nước bọt tiết ra ít hơn khiến buổi sáng ngủ dậy miệng bị khô và có mùi hôi tạm thời.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân bị hôi miệng kể trên, bệnh còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

  • Sử dụng thuốc các loại thuốc có liên quan đến mùi trong hơi thở. Những loại thuốc gây khiến miệng của bạn có mùi như amphetamine, chloral hydrate, disulfiram, thuốc gây độc tế bào, phenothiazine,… 
  • Người gặp bệnh về dạ dày, đường ruột. Theo một số nghiên cứu, tình rặng mùi hôi ở miệng là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày – thực quản và thoát vị hoành. Nguyên do gây mùi xuất phát từ vi khuẩn gây viêm loét dạ dày có tên Helicobacter pylori. 
  • Mắc các bệnh toàn thân như nhiễm trùng đường mũi họng, bệnh về gan, thận, bệnh ketosis do đái tháo đường đều có thể gây ra tình trạng có mùi trong hơi thở. 
  • Hội chứng mùi cá ươn là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Đây là bệnh lý di truyền, xuất hiện khi cơ thể không có khả năng chuyển hóa trimethylamine từ các thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, các loại hải sản. Từ đó, các chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể và các bộ phận như gan, mật gây ra mùi hôi miệng. Nguyên nhân này thường rất ít gặp nhưng người bệnh cần lưu ý để xử lý kịp thời.

Các phương pháp trị hôi miệng tốt nhất hiện nay

Chứng hôi miệng khá phổ biến và xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị sẽ khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày và dẫn đến tâm lý e ngại trong giao tiếp. Do đó, bạn có thể tham khảo một số cách trị hôi miệng tốt nhất hiện nay được nhiều người áp dụng:

Trị hôi miệng tại nhà bằng mẹo dân gian

Chữa bệnh răng miệng bằng các mẹo dân gian được ưu tiên lựa chọn vì phương pháp này sử dụng nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm, an toàn và tiết kiệm chi phí. Bạn có thể tham khảo một số mẹo trị hôi miệng sau:

Dùng gừng tươi trị miệng hôi

Trong gừng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Sử dụng nước gừng giúp bạn loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Bạn áp dụng mẹo trị hôi miệng với gừng như sau:

Gừng tươi có khả năng khử khuẩn, khử mùi
Gừng tươi có khả năng khử khuẩn, khử mùi
  • Chuẩn bị 1 tươi cạo bỏ vỏ, rửa thật sạch.
  • Thái gừng thành từng lát mỏng và cho vào máy xay cùng 1 cốc nước đun sôi để nguội.
  • Lọc lấy phần nước gừng và đun sôi chừng 1 phút thì tắt bếp.
  • Vắt ½ quả chanh tươi vào là có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày ngậm hỗn hợp trên 1 hoặc 2 lần trong 30 giây để giảm chứng hôi miệng.

Bạn có thể bảo quản hỗn hợp này trong tủ lạnh để sử dụng cho đến hết.

Dầu dừa giúp giảm mùi hiệu quả

Dùng dầu dừa thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và cải thiện triệu chứng của bệnh hiệu quả. Cách thực hiện mẹo dân gian trị hôi miệng bằng dầu dừa đơn giản như sau:

Dầu dừa trị hôi miệng rất an toàn và lành tính
Dầu dừa trị hôi miệng rất an toàn và lành tính
  • Bạn lấy 1 thìa dầu dừa nguyên chất đem đun lên.
  • Dùng tăm bông hoặc tay sạch thoa đều dầu dừa xung quanh miệng trong khoảng 5 đến 10 phút.
  • Sau đó người bệnh dùng nước ấm để súc miệng lại.

Người bệnh kiên trì thực hiện biện pháp này thường xuyên để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nhai hạt cây thì là

Hạt cây thì là nổi tiếng trong nền văn hóa ẩm thực của người Ấn Độ. Ngoài là gia vị sử dụng trong chế biến món ăn, hạt thì là còn giải quyết vấn đề hôi miệng, mang lại hơi thở thơm mát. Cách thực hiện rất đơn giản:

Hạt thì là có nhiều công dụng không phải ai cũng biết
Hạt thì là có nhiều công dụng không phải ai cũng biết
  • Người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa cafe hạt thì là bỏ vào miệng và nhai nhuyễn.
  • Bạn có thể nhả ra hoặc nuốt đều được.
  • Áp dụng mẹo này đều đặn mỗi ngày để giảm mùi hôi thối ở miệng.

Chữa bằng nước chanh và sữa chua

Nước chanh có khả năng khử mùi và kháng khuẩn rất tốt được nhiều người biết đến. Kết hợp với các lợi khuẩn trong sữa chua giúp khôi phục và cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Nhờ đó, hỗn hợp này là mẹo trị hôi miệng tại nhà dễ áp dụng và đem lại hiệu quả cao.

Chanh và sữa chua không chỉ giảm mùi ở miệng mà còn giàu dinh dưỡng
Chanh và sữa chua không chỉ giảm mùi ở miệng mà còn giàu dinh dưỡng

Cách làm hỗn hợp nước chanh và sữa chua như sau:

  • Trộn 1 hoặc 2 thìa cafe sữa chua với 1 thìa cafe nước cốt chanh tươi.
  • Bôi hỗn hợp vừa tạo được lên răng bằng tăm bồng hoặc tay sạch.
  • Giữ trong 5 đến 7 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm.

Đối với cách này, người bệnh không nên áp dụng quá thường xuyên vì nồng độ axit trong chanh có thể làm hại răng. Tần suất tối đa bạn nên dùng là 2 – 3 lần/tuần.

Tuy thực hiện đơn giản và hiệu quả nhưng những mẹo chữa trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị hôi miệng. Đồng thời, khi áp dụng các mẹo này bạn cần xử lý nguyên liệu thật sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Trị bệnh bằng Đông y

Phương pháp Đông y rất lành tính và tập trung và xử lý căn nguyên gây bệnh. Các dược liệu được sử dụng đều là sự kết hợp liều lượng đảm bảo độ an toàn và đạt chuẩn. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng cách điều trị bằng Đông y mà không lo biến chứng hay tác dụng phụ. Một số bài thuốc trị bệnh bằng Đông y người hôi miệng có thể tham khảo như:

Hôi miệng có thể chữa bằng Đông y
Hôi miệng có thể chữa bằng Đông y

Bài thuốc dùng để uống

Những bài thuốc dưới đây dùng để sắc hoặc hãm lấy nước uống giúp điều trị hôi miệng từ bên trong.

  • Bài 1: Lá trúc 15gr, rễ cây qua lâu 12gr, sinh địa 10gr, mộc thông 2gr. Sắc lấy nước uống.
  • Bài 2: Hạt dành dành 15gr, thạch cao sống 15gr, hoàng liên 5gr. Sắc lấy nước uống.
  • Bài 3: Rễ lau tươi rửa sạch 100gr, đường phèn vừa đủ, đun uống thay trà.
  • Bài 4: Tâm sen 3gr hãm với nước sôi, để nguội rồi uống.
  • Bài 5: Trúc diệp 9gr, thạch cao 30gr, bán hạ chế 4gr, mạch môn 18gr, nhân sâm 5gr, cam thảo 3gr. Sắc lấy nước uống.
  • Bài 6: Hoàng liên 5gr, quy thân 6gr, sinh địa 12gr, đơn bì 6gr, thăng ma 6gr. Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc dùng để súc miệng

Bên cạnh việc điều trị từ bên trong thì việc sắc thuốc lấy nước ngậm sẽ giúp tăng hiệu quả trị bệnh. 

  • Bài 1: Hương nhu 40gr sắc với 200ml ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
  • Bài 2: Húng chanh 100gr sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng.
  • Bài 3: Rau mùi tàu 200gr, một chút muối, sắc lấy nước đặc, súc miệng.

Hiệu quả của các bài thuốc Đông y phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người. Do đó, bạn cần kiên trì sử dụng để đạt được kết quả. Bên cạnh đó, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở Y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.

Điều trị miệng hôi bằng phương pháp Tây y

Can thiệp nha khoa và thuốc Tây đặc trị là phương pháp có hiệu quả triệt để được nhiều người áp dụng. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh người bệnh được chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp nha khoa.

Dùng thuốc Tây là cách điều trị nhanh nhất
Dùng thuốc Tây là cách điều trị nhanh nhất

Đối với người bị hôi miệng có nguyên nhân từ hệ hô hấp và tiêu hóa thường được bác sĩ kê một số loại thuốc phổ biến như:

  • Detoxic: Đây là thuốc chữa hôi miệng được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giúp hơi thở thơm mát.
  • Detox Herb: Có tác dụng đặc trị giúp loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu, thúc đẩy quá trình tiêu hoá và diệt trứng do ký sinh trùng gây ra.
  • Breath Pearls: Thuốc trị hôi miệng có nguồn gốc từ Úc giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, làm sạch và giảm tích tụ vi khuẩn gây ra mùi khó chịu.
  • Thuốc Breath Pearls: Được nhập khẩu từ Úc, nằm trong top các loại thuốc trị hôi miệng phổ biến và tốt nhất hiện nay. Công dụng của thuốc là hỗ trợ phá hủy điều kiện sinh sôi của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa mùi khó chịu.
  • Thuốc chống hôi miệng Kin Gingival Mouthwash: Là sản phẩm thuốc không cồn tới từ Tây Ban Nha giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn mà không gây hại cho cơ thể.

Việc dùng thuốc điều trị mang đến hiệu quả tức thời nhưng phần lớn không đem lại hiệu quả lâu dài. Do đó, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc với việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách.

Nếu người bệnh bị mùi hôi thối ở miệng quá nặng thì việc sử dụng thuốc có thể không đem lại kết quả. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp nha khoa để xử lý các vấn đề trong khoang miệng bằng các thủ thuật như:

  • Vệ sinh phần chân răng: Lấy hết mảng bám, thức ăn thừa ở chân răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi.
  • Lấy cao răng: Cao răng chính là những mảng bám ứ đọng lâu ngày ở bề mặt răng, tạo thành mảng cứng bám rất chắc vào răng. Để loại bỏ cao răng, các bác sĩ cần sử dụng đồ chuyên dụng mới có thể lấy được.
  • Làm sạch lỗ răng sâu: Trong trường hợp bạn bị sâu răng nhưng chưa được làm sạch sẽ là nơi ứ đọng thức ăn và sản sinh ra vi khuẩn gây hôi miệng. Do đó, làm sạch lỗ răng sâu sẽ giảm đáng kể mùi hôi trong miệng.
Vệ sinh răng sâu là biện pháp nha khoa trị bệnh tận gốc
Vệ sinh răng sâu là biện pháp nha khoa trị bệnh tận gốc
  • Nhổ bỏ răng sâu: Răng sâu nếu không được loại bỏ lâu dần có thể gây ảnh hưởng đến phần tủy răng và làm ảnh hưởng đến niêm mạc lợi. Vi khuẩn sẽ theo đó xâm nhập và tấn công gây mùi hôi miệng. Vì vậy, nhổ bỏ răng sâu cũng là cách giúp loại bỏ tác nhân gây hôi miệng.

Can thiệp nha khoa chuyên sâu sẽ giúp bạn giải quyết triệt để tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, các bệnh lý răng miệng cũng được phát hiện và xử lý kịp thời.

Khám chữa hôi miệng ở đâu uy tín?

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ nha khoa có khám chữa bệnh nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo uy tín chất lượng. Do đó, người bệnh thường hoang mang không biết nên điều trị hôi miệng ở đâu. Dưới đây là một số địa chỉ Răng – Hàm – Mặt uy tín bạn có thể tham khảo:

Khoa Răng – bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa Răng của bệnh viện 108 là một trong số những địa chỉ có uy tín hàng đầu khu vực miền Bắc. Bệnh viện được nhiều người từ các tỉnh thành khác tin tưởng lựa chọn đến khám và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có hôi miệng.

  • Địa chỉ bệnh viện: Số 1 phố Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
  • Số điện thoại: 096.775.1616.

Khám hôi miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội là địa chỉ khá quen thuộc đối với nhiều người khi có nhu cầu khám chữa các bệnh lý về răng miệng. Bệnh viện có thế mạnh về đội ngũ chuyên môn có trình độ cao và quy trình thăm khám khoa học. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn đến khám tại đây.

  • Địa chỉ: Số 40B phố Tràng Thi, Phường Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0867732939.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Răng Hàm Mặt Sài Gòn được xem là một trong những bệnh viện tuyến đầu của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Tại đây mỗi ngày tiếp nhận hàng ngàn lượt bệnh nhân có nhu cầu thăm khám và chữa bệnh từ các tỉnh thành khác nhau. 

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn được đưa vào hoạt động với mong muốn mang đến cho người bệnh các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, uy tín. Đặc biệt là với chi phí rẻ và nhận được sự chăm sóc nhiệt tình nhất. 

  • Địa chỉ: 1256 Võ Văn Kiệt, P. 10, Q. 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 1800 6836

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.Hồ Chí Minh

Nếu ở khu vực phía Nam bạn có thể đến khám tại bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM. Đây cũng là một trong những địa chỉ đầu ngành trong thăm khám răng miệng được người bệnh tin tưởng. Bệnh viện có số lượng người đến khám khá đông, nên bạn cần đến sớm xếp hàng để sớm được khám và điều trị hôi miệng.

  • Địa chỉ: Số 263 – 265 Trần Hưng Đạo, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 028.38.360.191.

Biện pháp phòng ngừa hôi miệng đơn giản

Hôi miệng gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. VÌ vậy, việc phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Để phòng ngừa hôi miệng và những bệnh lý răng miệng liên quan bạn nên thực hiện một số biện pháp sau đâu:

Vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa mùi hôi ở miệng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa mùi hôi ở miệng
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau bữa ăn 30 phút để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn tích tục.
  • Kết hợp việc chải răng với dùng chỉ nha hoa chuyên dụng để lấy hết thức ăn còn bám lại ở các kẽ răng.
  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có ga, đồ uống có cồn vì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.
  • Việc ăn những gia vị có mùi đậm như hành, tỏi, mắm cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Do đó, bạn nên chế biến khéo léo và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm có khả năng khử mùi và cải thiện hơi thở như nước chanh, mật ong, bạc hà, gừng và các loại hoa quả cung cấp vitamin.
  • Tập thói quen lấy cao răng ít nhất 6 tháng 1 lần để đảm bảo vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

Qua bài viết trên đây hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh lý hôi miệng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại dẫn đến nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị kịp thời là hết sức cần thiết.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 30/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *