Răng Bé Bị Ố Vàng Chữa Được Không? Nguyên Nhân – Cách Khắc Phục

Tình trạng răng bé bị ố vàng ngày càng phổ biến, hiện tượng này còn xuất hiện ngay cả với các bé đang trong quá trình mọc răng sữa. Khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng với sức khỏe răng miệng của các bé yêu nhà mình. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị răng bé bị ố vàng ở bài viết dưới dây.

Nguyên nhân răng bé bị ố vàng trong giai đoạn phát triển

Răng của bé thường mềm và yếu hơn răng người trưởng thành, do vậy men răng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể như:

Hình ảnh răng bé bị ố vàng
Hình ảnh răng bé bị ố vàng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc răng sữa của bé bị ố vàng có thể do bố mẹ chủ quan. Nhiều người cho rằng răng sữa chỉ là răng tạm, nên đa phần không quan tâm đến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, khiến răng sữa của con bị ố vàng từ giai đoạn rất sớm. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng đến quá trình thay răng và chất lượng răng vĩnh viễn sau này của con trẻ.

Do các thành phần trong thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ khiến men răng bị ảnh hưởng, răng dần dần trở nên sẫm màu và bào mòn chân răng. Việc dùng thuốc ở trẻ nhỏ là rất khó tránh khỏi bởi các bé thường rất hay bị ốm vặt. Tình trạng răng sẽ tồi tệ hơn nếu không biết cách xử lý kịp thời, về sau màu sắc của men răng sẽ rất khó để trở về như ban đầu.

Do gen di truyền dẫn đến răng sữa của bé bị vàng

Việc răng bé mới mọc bị vàng còn có thể do những yếu tố khách quan như bé có gen di truyền từ bố mẹ, bởi gen góp phần không nhỏ vào cấu trúc răng, màu sắc, và độ dày của men răng.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.
Răng sữa của bé bị vàng do có gen di truyền
Răng sữa của bé bị vàng do có gen di truyền

Ngoài ra, cũng có rất nhiều răng bé 8 tháng bị vàng do trong quá trình mang thai người mẹ đã sử dụng thuốc kháng sinh gây nên bệnh lý vàng răng cho trẻ.

Do bé bị tai nạn, chấn thương

Với những em bé hiếu động, đặc biệt ở lứa tuổi tập đi, việc bé bị ngã hay gặp tai nạn làm va đập đến vùng răng cũng gây ảnh hưởng đến vùng nướu, lợi. Điều này gây ra những tổn thương từ sâu bên trong răng mà người lớn không phát hiện được ngay dẫn đến răng bị chuyển màu vàng ố.

Răng bé bị ố vàng do ăn nhiều đồ ngọt, chứa phẩm màu

Răng bé 9 tháng bị vàng do quá trình ăn uống, bé sử dụng quá nhiều đồ uống, thức ăn có chứa Fluoride. Mặc dù Fluoride giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều, sẽ gây nên tác dụng ngược lại. Bởi Fluor có chứa thành phần có thể làm tăng lớp mảng bám men ở răng, khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó có thể làm sạch được.

Đồ uống có ga khiến bé bị vàng răng.
Đồ uống có ga khiến bé bị vàng răng.

Dấu hiệu nhận biết răng sữa của bé bị vàng theo mức độ nặng đến nhẹ

Bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản sau đây để biết bé có bị vàng răng hay không:

  • Nếu phát hiện mảng bám trên răng có màu nâu, đỏ, tím hoặc xanh hay đen là do trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm có màu tối hoặc do một số loại chấn thương.
  • Nếu răng xuất hiện những mảng bám trắng, bố mẹ nên chú ý đến vấn đề sâu răng ở trẻ nhỏ.
  • Nếu răng trẻ có màu vàng cam là do răng bé có sự tích tụ vi khuẩn bám trên răng do ba mẹ vệ sinh không đúng cách cho trẻ.

Răng bé 2 tuổi bị ố vàng khắc phục như thế nào?

Trong giai đoạn này, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu bé có xuất hiện dấu hiệu vàng răng, một vài cách dưới đây sẽ giúp trẻ có hàm răng trắng và chắc khỏe hơn:

Chú ý trong vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé

Giai đoạn nhiều bé bị vàng răng nhất là giai đoạn từ 12 – 15 tháng, do thời điểm này bé đã ăn được nhiều món hơn và ăn được các loại thịt cá, và việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn do sự hiếu động của trẻ. Bố mẹ hãy cố gắng rèn luyện để bé luôn có ý thức đánh răng mỗi ngày. Hạn chế việc ăn tối quá muộn, ăn đồ ăn ngọt quá nhiều như kẹo, bánh,.. là những chất gây nên sâu răng và khiên răng bị ố vàng.

Rất nhiều răng bé mới mọc bị vàng do sự chủ quan của bố mẹ. Do đó, việc vệ sinh răng miệng cho con trẻ là điều vô cùng cần thiết, dù là bé đang ở giai đoạn nào trong sự phát triển. Bố mẹ cần quan tâm đến thời gian bé mọc răng ngay từ đầu để cùng bé vệ sinh răng miệng và rèn bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách ngay từ nhỏ.

Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, giảm tình trạng răng bé bị ố vàng
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, giảm tình trạng răng bé bị ố vàng

Sử dụng nước muối để rơ miệng

Hàm răng của trẻ còn rất non yếu, khi bé bắt đầu ăn dặm, bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc vệ sinh răng miệng cho con. Phương pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả là dùng nước muối để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bởi thành phần của nước muối dịu nhẹ và an toàn với trẻ nhỏ.

Bố mẹ cần vệ sinh thật sạch sẽ cho con thật kỹ sau mỗi bữa ăn để đảm bảo những thức ăn còn lại không bám vào sâu trong các chân răng.

Nói không với các thực phẩm dễ bám màu

Nước uống có gas hay các loại đồ ngọt chứa nhiều phẩm màu có thể khiến tình trạng răng trẻ em bị ố vàng trầm trọng hơn. Do vậy nếu muốn khắc phục tình trạng vàng răng, trước hết bạn cần để bé tránh xa với những loại đồ ăn này.

Khám răng định kỳ

Giai đoạn 5 tuổi trở đi là giai đoạn bé bắt đầu thay răng, bố mẹ cần lưu ý đến quá trình thay đổi răng mới, không tự ý nhổ răng trẻ mà cần đến các bác sĩ răng hàm mặt để được các bác sĩ hỗ trợ. Cũng như, bố mẹ nên đưa các bé nhà mình đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sớm những bất thường ở răng miệng của trẻ nếu có.

Khám răng định kỳ giúp hạn chế hiện tương răng bé bị ố vàng.
Khám răng định kỳ giúp hạn chế hiện tương răng bé bị ố vàng.

Phòng tránh răng bé bị ố vàng như thế nào?

Tình trạng răng trẻ bị ố vàng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng những biện pháp như sau:

  • Ở từng lứa tuổi sẽ có những biện pháp để vệ sinh răng miệng cho bé hiệu quả như đánh răng cho trẻ bằng baking soda với nước để loại bỏ các vết ố trên răng.
  • Hạn chế cho các bé ăn những thực phẩm quá ngọt, nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, thức uống có ga, bánh kẹo có chứa phẩm màu hóa học,…
  • Đánh răng mỗi ngày sáng, tối là biện pháp tối ưu nhất giúp bảo vệ răng bé trở nên chắc khỏe và không bị ố vàng.
  • Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ răng, để được các nha sĩ cho lời khuyên phù hợp và cách bảo vệ răng trẻ ngay từ nhỏ.

Răng là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng, vì vậy việc vệ sinh và bảo vệ răng lợi ngay từ nhỏ cho trẻ là vô cùng cần thiết. Bố mẹ nên chú ý quan sát và tìm hiểu nhiều hơn về tình trạng răng miệng của con. Thường xuyên cho con đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo răng phát triển đều và khỏe, tránh tình trạng răng bé bị ố vàng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 10/06/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *