Trồng Răng Sứ Là Gì? Các Phương Pháp Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Thẩm mỹ nha khoa là vấn đề được đông đảo người quan tâm hiện nay. Có khá nhiều phương thức để chỉnh hình, tạo hàm răng đều đẹp, giúp bạn có nụ cười tự tin. Trong đó, phương pháp trồng răng sứ cũng được đánh giá có hiệu quả cao, đáp ứng tốt nhu cầu thẩm mỹ cũng như duy trì chức năng nhai cho răng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp chỉnh nha khoa này, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi các thông tin sau.

Trồng răng sứ thẩm mỹ là gì? Những ai cần áp dụng?

Trồng răng sứ là một biện pháp thẩm mỹ trong nha khoa, nhằm phục hồi những chiếc răng bị sứt mẻ, răng gãy về với hiện trạng như ban đầu. Răng mới được trồng vẫn đáp ứng tốt khả năng nhai cho bạn. Với những người bị mất răng, đặc biệt ở vị trí dễ dàng nhận biết rất thích hợp với biện pháp này.

Ngày càng có nhiều người lựa chọn cách trồng răng sứ để phục hồi hàm răng bởi những ưu điểm vượt bậc sau:

  • Hàm răng được phục hồi tính thẩm mỹ, giúp chúng ta có nụ cười tự tin hơn. Hơn nữa, việc trồng răng sứ sẽ rất khó để phát hiện vì răng sứ có màu sắc tương tự như răng thật.
  • Thời gian trồng răng sứ khá nhanh chóng, hàm răng có thể khôi phục sớm.
  •  Răng sứ sau khi trồng sẽ có tuổi thọ khá lâu nếu chúng ta có những biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp.

Những trường hợp nên trồng răng sứ gồm:

  • Người bị mất một hoặc nhiều chiếc răng.
  • Người có hàm răng mọc thưa, răng có kẽ hở lớn và chức năng nhai cắn bị ảnh hưởng.
  • Những người có răng bị sứt mẻ, răng gãy ⅔ hoặc gãy một nửa. Men răng bị nhiễm vàng và không khôi phục được.
  • Răng của bạn bị sâu nặng, cần phải nhổ bỏ, lấy tủy và thay thế bằng chiếc răng mới.
Phương pháp trồng răng sứ
Phương pháp trồng răng sứ

Các loại răng sứ thường được dùng để trồng hiện nay

Có khá nhiều loại răng sứ được sử dụng tại các đơn vị nha khoa. Bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình loại răng phù hợp nhất. Mức giá giữa những mẫu răng này cũng sẽ có sự chênh lệch rõ rệt. Bạn có thể tham khảo một số loại răng dưới đây:

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Răng toàn sứ

Trong số các loại răng sứ đang được sử dụng phổ biến, răng toàn sứ chính là loại răng được đánh giá tốt nhất. Răng có tính thẩm mỹ cao, chất lượng rất tốt. Bên cạnh đó, răng toàn sứ còn có màu sắc rất tự nhiên và không gây ra tình trạng đen viền nướu hay đổi màu sau một thời gian dài.

Chất liệu này còn là loại vật liệu được áp dụng công nghệ cao, có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao. Theo đó, tuổi thọ của những chiếc răng sứ có thể kéo dài tới 25 năm nếu bạn chăm sóc răng đúng cách. Hoặc răng cũng có thể tồn tại cho đến suốt đời.

Răng sứ kim loại

Khác với răng toàn sứ, răng sứ kim loại được chế tác bởi 2 loại vật liệu khác nhau, có thể kim loại công nghệ cao Crom – Niken hoặc Crom – Coban cùng với lớp sứ ở bên ngoài. Loại răng này có giá thấp hơn so với răng toàn sứ, tuổi thọ cũng không được cao bằng, thường răng chỉ ổn định dưới 10 năm. Ngoài ra, răng sứ kim loại có thêm một nhược điểm nữa đó chính là phần kim loại ở bên trong theo thời gian có thể bị oxy hóa gây ra tình trạng đen viền nướu.

Đồng thời, cấu trúc của loại răng này cũng không được chắc chắn bằng răng toàn sứ. Răng có thể bị mẻ khi chúng ta nhai cắn, tác động quá mạnh lên răng.

Các loại răng sứ được sử dụng phổ biến
Các loại răng sứ được sử dụng phổ biến

Răng sứ titan

Với răng sứ titan, răng cũng có khá nhiều điểm tương đồng với răng sứ kim loại. Tuy nhiên, lớp vỏ bên trong của nhóm răng titan sẽ được sử dụng vật liệu là hợp kim titan. Ưu điểm của răng là tuổi thọ cao hơn so với nhóm răng kim loại. Trung bình răng có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm.

Răng sứ kim loại đá quý

Ở bên ngoài của răng được phủ lớp vật liệu bằng sứ, còn bên trong là vật liệu kim loại đá quý, phổ biến nhất là vàng. Răng có ưu điểm là tuổi thọ cao gần bằng răng toàn sứ, ngăn ngừa tình trạng đen viền nướu sau một thời gian dài sử dụng. Răng cũng hạn chế được tình trạng đổi màu và phòng viêm nhiễm tốt.

Tuy vậy, răng kim loại đá quý có mức chi phí rất cao, đòi hỏi người thực hiện có tay nghề thật chuyên sâu. Vì vậy, giữa răng sứ đá quý với răng toàn sứ, người trồng vẫn ưu ái răng toàn sứ hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của trồng răng sứ

Trồng răng sứ có tốt không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi có mong muốn trồng răng. Để giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn, chúng tôi đưa ra các ưu điểm và nhược điểm của việc trồng răng sứ như sau:

Ưu điểm của trồng răng sứ

Có thể nói rằng, trồng các răng sứ chính là phương pháp thẩm mỹ nha khoa tiên tiến và hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại. Cụ thể là:

Có tính thẩm mỹ cao: Hàm răng của chúng ta không chỉ có vai trò thực hiện chức năng cắn, nhai đồ ăn. Răng còn ảnh hưởng đến giọng nói cũng như thẩm mỹ của cả gương mặt. Bị mất răng sẽ làm bạn tự ti trong các giao tiếp xã hội khá nhiều.

Khi đó, việc trồng răng sứ sẽ giúp chúng ta giải quyết tốt vấn đề. Tạo cảm giác chân thực cho răng, người khác nhìn vào sẽ không thể nhận bạn trồng răng giả.

Bên cạnh đó, với những người có răng bị sâu, men răng ố vàng, xỉn màu không thể khôi phục cũng có thể trồng răng sứ để sở hữu hàm răng đẹp nhanh chóng.

Ưu điểm của việc sử dụng răng sứ
Ưu điểm của việc sử dụng răng sứ

Đảm bảo độ bền, an toàn cho người trồng: Hiện nay, trong số các loại răng nhân tạo, răng sứ chính là vật liệu có tuổi thọ cao nhất. Nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt, răng có thể duy trì từ khoảng 7 đến 20 năm hoặc có thể lâu hơn.

Ngoài ra, sứ cũng là chất liệu rất thân thiện với chúng ta, không gây dị ứng, kích ứng hay bị đào thải trong khoang miệng. Vật liệu này đã được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đưa vào sử dụng. Vậy nên với vấn đề sử dụng răng sứ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Đảm bảo tốt chức năng nhai cắn: Có khá nhiều người nghĩ rằng việc trồng răng sứ sẽ làm giảm khả năng nhai cắn, ăn uống trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ không đúng về răng sứ. Bởi vật liệu sứ rất cứng cáp, có khả năng chịu lực tốt. Người trồng răng sứ vẫn có thể ăn uống như bình thường mà không có cảm giác vướng víu, khó chịu hay khó khăn trong việc nhai nghiền thức ăn.

Bên cạnh đó, răng sứ cũng có khả năng chịu nhiệt tốt, khó bị hình thành các mảng bám trên răng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi trồng răng sứ vẫn giữ nguyên các vai trò, chức năng như một răng thật.

Răng sứ khi trồng có nhược điểm gì không?

Cùng với những ưu điểm trên, răng sứ vẫn có một số nhược điểm và vẫn đang được các chuyên gia tìm hướng khắc phục tốt nhất. Những nhược điểm đó là:

Răng có thể gây áp lực lên răng thật: Với những chiếc răng thật ở bên cạnh răng sứ sẽ bị chịu áp lực tác động lên. Dù bạn trồng răng sứ bằng cầu nối hay phương pháp trồng implant cũng đều chịu phải các tác động này. Cùng với đó là một số trường hợp cần phải mài một lớp mỏng ở răng thật để có thể chụp mão răng lên trên.

Những răng thật bị yếu sẽ càng nhạy cảm: Nhược điểm tiếp theo bạn cần biết đó là khi trồng răng sứ, những răng thật ở bên cạnh cũng chịu một số tác động. Nếu răng thật đang yếu sẵn sẽ càng dễ nhạy cảm, răng hay bị ê buốt hơn.

Những nhược điểm người trồng cần biết
Những nhược điểm người trồng cần biết

Tiêu xương hàm: Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người còn e ngại khi trồng răng sứ. Bởi hiện nay chúng ta chưa có biện pháp để ngăn chặn tốt tình trạng xương hàm bị tiêu. Theo thời gian lâu dài, phần xương hàm sẽ bị tiêu đi và làm lộ dần chân răng. Lúc này, các vi khuẩn có thể tấn công làm tổn thương chân răng.

Tuy còn nhược điểm chưa khắc phục được, nhưng trồng răng sứ vẫn là biện pháp giúp phục hồi lại hàm răng hiện đại nhất và tốt nhất. Cho đến nay, chất liệu sứ vẫn luôn được sử dụng rất phổ biến và đánh giá rất cao.

Các phương pháp trồng răng sứ được sử dụng phổ biến nhất

Hiện nay, để thực hiện trồng răng sứ, chúng ta có 3 kỹ thuật được sử dụng đó là: Cấy ghép Implant, cầu răng sứ và hàm giả. Mỗi kỹ thuật sẽ có những đặc điểm riêng biệt cùng cách thực hiện khác nhau.

Phương pháp dùng hàm giả

Đây là hình thức trồng răng sứ đang được sử dụng rất nhiều hiện nay. Cách trồng này có mức chi phí thấp nhất trong số 3 kỹ thuật hiện được dùng. Cụ thể, cấu tạo của hàm sẽ gồm có hai phần là phần hàm làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa, phần răng sẽ làm bằng vật liệu sứ. Khi đó, người trồng răng sẽ được lắp 1 hàm giả có cấu trúc tương tự như hàm thật cùng với răng sứ cố định ở trên. Lớp hàm này sẽ được các bác sĩ đóng chắc vào hàm thật để đảm bảo khả năng nhai cắn thức ăn.

Cách thực hiện:

  • Các bác sĩ tiến hành khám và đánh giá tổng quan về tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó sẽ lấy dấu hàm cùng răng đã bị mất.
  • Phần hàm giả và răng sẽ được thiết kế và lắp đặt, cùng với đó là các hướng dẫn cụ thể cho người trồng.
  • Bạn sẽ được hướng dẫn thêm một số lưu ý trong quá trình chăm sóc để không làm tổn thương hàm và giúp kéo dài thời gian sử dụng hơn.

Ưu điểm của phương pháp này đó chính là hàm giả của bạn có thể tháo lắp để việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dùng hàm giả không thật sự được nhiều người lựa chọn bởi gây ra cảm giác thiếu tự nhiên. Hàm giả cũng có độ yếu nhất định và có thể bị vỡ hàm khi có lực tác động mạnh. Cũng có một số người bị rơi hàm giả trong quá trình nói chuyện hoặc ăn uống khi nhai cắn mạnh.

Có những phương pháp trồng nào
Có những phương pháp trồng nào

Kỹ thuật làm cầu răng sứ

Làm cầu răng chính là phương pháp cổ điển nhất. Cách làm này sẽ áp dụng cho những người bị mất nhiều hoặc chỉ một răng ở trên cung xương hàm. Giúp bạn phục hồi chức năng răng miệng như lúc răng chưa hề bị tổn thương. Các bác sĩ nha khoa sẽ đúc các mão răng và cố định bằng cách dán ở 2 răng thật liền kề. Để tháo cầu răng ra sẽ cần đến các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.

Cách thực hiện:

  • Hai chiếc răng liền kề ở 2 bên với răng bị mất sẽ được mài đi một lớp mỏng để đủ chỗ nâng đỡ cho cầu răng.
  • Sau đó, các bác sĩ tiến hành lấy dấu răng và thiết kế phần cầu sao cho khớp nhất. Bạn cũng sẽ được đặt một cầu răng tạm thời.
  • Sau khi cầu răng sứ đã được chế tác xong, các bác sĩ sẽ tháo cầu răng tạm và gắn cầu răng chuẩn vào. Cầu sẽ được cố định bằng dụng cụ kỹ thuật nha khoa cement.

Phương pháp này có ưu điểm là có thể phục hồi hình dáng cũng như chức năng của răng khá nhanh chóng, răng cũng đảm bảo sự tự nhiên. Chi phí cho quá trình thực hiện cũng không quá cao và không gây mất nhiều thời gian. Nhưng nhược điểm chính là có thể gây tác động không tốt lên các răng thật vì răng sẽ bị mài mòn.

Cấy ghép Implant

Trong số các phương pháp trồng răng sứ, cấy ghép Implant là cách thực hiện hiện đại nhất. Kỹ thuật này có thể sử dụng cho mọi trường hợp người bệnh bị mất 1 răng, nhiều răng, răng bị sâu hay răng bị sứt mẻ. Việc cấy ghép implant cụ thể là phẫu thuật để đặt 1 trụ implant vào trong khung xương hàm và lắp mão răng lên trên. Chất liệu được sử dụng cho phương pháp này là titanium, không gây ra các kích ứng hay tác dụng phụ.

Cách thực hiện:

  • Bạn sẽ được các bác sĩ phẫu thuật để đặt trụ implant sau khi đã mở xương ổ răng.
  • Sau đó, chúng ta sẽ cần chờ vài tuần cho tới vài tháng để phần trụ răng có thể lành lại hoàn toàn.
  • Khi đã lành, bạn sẽ được gắn răng sứ cố định lên trên bằng các ốc vít và keo dán chuyên dụng trong nha khoa là hoàn tất quy trình.

Phương pháp implant có ưu điểm là có độ tự nhiên cao, không gây ra các ảnh hưởng tới những chiếc răng thật ở xung quanh. Phương pháp này cũng không làm tiêu xương và luôn duy trì vẻ tự nhiên hiệu quả. Tuy vậy, nhược điểm chính là mức chi phí khá cao và chỉ áp dụng được cho những người không bị bệnh tiểu đường, bạch cầu,…

Cấy implant được đánh giá cao
Cấy implant được đánh giá cao

Trồng răng sứ cần chuẩn bị chi phí bao nhiêu và nên trồng ở đâu?

Vấn đề cần bao nhiêu tiền khi trồng răng sứ cũng được rất nhiều người quan tâm. Nhưng mức chi phí đó sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn cũng như loại răng sứ bạn lựa chọn.

Hiện nay, một chiếc răng sứ kim loại đá quý có mức giá cao nhất vào khoảng 20 triệu đồng. Trong khi đó, những loại răng còn lại có giá trung bình từ 2 đến 10 triệu/1 chiếc. Công nghệ sử dụng cũng sẽ có sự chênh lệch về giá. Chi phí thấp nhất cho 1 công nghệ hàm giả là khoảng dưới 10 triệu đồng và cấy ghép implant sẽ có mức giá cao nhất.

Ngoài ra, trong quá trình trồng răng, nếu hàm răng của bạn không đáp ứng cấy trụ, sẽ cần phải ghép xương hoặc các kỹ thuật nha khoa khác. Khi đó, bạn sẽ cần chuẩn bị thêm một khoản chi phí khác.

Một số địa chỉ đang có dịch vụ trồng răng sứ được nhiều người lựa chọn hiện nay là:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương có địa chỉ tại phố Tràng Thi, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Liên hệ bệnh viện: 02439285172.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, bạn tới bệnh viện theo địa chỉ quận 1 tại thành phố Hồ Chí Minh. Liên hệ: 02838360191.
  • Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 nằm trên cung đường Trần Hưng Đạo địa phận quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Liên hệ: 02462784129.
  • Bệnh viện Việt Nam Cu Ba có địa chỉ tại phố Hai Bà Trưng tại quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Liên hệ: 02438253304.
Chi phí và địa chỉ trồng răng tham khảo
Chi phí và địa chỉ trồng răng tham khảo

Các lưu ý quan trọng sau khi trồng răng sứ

Sau khi đã hoàn tất quá trình trồng răng sứ, các bạn cần chú ý tới việc chăm sóc răng miệng để có thể đảm bảo răng có tuổi thọ lâu nhất như sau:

  • Sau khi trồng răng, bạn có thể bị sưng đau, lúc này sử dụng khăn bọc đá lạnh để chườm là thích hợp nhất.
  • Hãy dùng thuốc theo đúng các chỉ dẫn của các bác sĩ. Nếu thực hiện ghép implant, bạn không nên cử động miệng quá mạnh.
  • Người vừa trồng răng sứ xong không uống bia rượu hay các chất kích thích. Nếu là phương pháp cấy implant, bạn không nên nhai thức ăn ở bên hàm răng vừa trồng. Hãy sử dụng các thức ăn thanh đạm ở giai đoạn này.
  • Chúng ta cũng cần tránh các tác động mạnh hay các va đập gây ảnh hưởng tới răng vừa trồng.
  • Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là rất cần thiết để tránh hình thành mảng bám trên răng. Đồng thời, bạn hãy thăm khám nha khoa theo định kỳ để kiểm tra răng miệng.

Có nên trồng răng sứ không, quy trình trồng như thế nào đều đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết bên trên. Mong rằng, các thông này đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về việc trồng răng sứ để đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 30/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *