Viêm Chân Răng Có Mủ: Biểu Hiện, Biến Chứng, Cách Chữa Nhanh Nhất

Viêm chân răng có mủ là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính có thể gây ra biến chứng nguy hiểm chỉ trong thời gian ngắn. Vậy phải làm thế nào để sớm phát hiện và điều trị triệt để tình trạng này? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn giải pháp tốt nhất

Viêm chân răng có mủ là gì?

Chân răng nằm trong hốc xương ổ răng và được che phủ bên ngoài bởi lợi – nướu. Khi tủy răng – tổ chức mạch máu – mô liên kết – dây thần kinh bên trong chân răng bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm thì sẽ hình thành một ổ áp xe ở cuống răng. Cuống răng nằm ngay ở chân răng nên ổ áp xe sẽ nhanh chóng phát triển bao quanh chân răng và có thể lan ra cả nướu.

dấu hiệu viêm nhiễm chân răng, có ổ mủ
Viêm chân răng có mủ là tình trạng khá nhiều người gặp phải

Đây là một dấu hiệu báo động khoang miệng của bạn đang bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng có thể chỉ xảy ra tại vị trí răng nhất định nhưng cũng có thể lan tỏa khắp khoang miệng. Tình trạng này cần được xác định nhanh chóng và điều trị kịp thời để tránh gây ra biến chứng khác, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng nguy hiểm tới tính mạng.

Biểu hiện của bệnh như thế nào, nguyên nhân là gì?

Tình trạng nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe ở chân răng khiến người bệnh liên tục gặp phải khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ dừng lại ở triệu chứng đau nhức, đau buốt tại vị trí răng bị nhiễm trùng, tình trạng này còn có thể đi kèm hàng loạt triệu chứng cấp tính khác.

Dấu hiệu nhận biết viêm chân răng có ổ mủ và nguyên nhân cũng là việc quan trọng mà mỗi người bệnh nên tìm hiểu:

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Triệu chứng chân răng bị viêm có mủ

Sau đây là một số triệu chứng điển hình khi bị viêm chân răng có ổ mủ:

  • Đau nhức dữ dội khi nhai thức ăn bằng răng bị viêm
  • Đau lan sang cả hàm răng, lan lên tai, lên nửa đầu
  • Xuất hiện hạch bạch huyết sau tai hoặc dưới cằm
  • Răng nhạy cảm, khó ăn uống, dễ bị ê buốt nhiều khi nhai, cắn thức ăn cứng hoặc ăn đồ quá nóng, quá lạnh
  • Sưng một bên mặt, phía răng bị viêm
  • Răng ngả màu trắng ngà hoặc nâu
  • Răng lung lay, có thể tự rụng hoặc vỡ thành mảng
  • Rỉ máu thường xuyên từ chân răng có ổ mủ, miệng tanh, hơi thở có mùi hôi
sưng đỏ chân răng
Sưng đỏ, rõ ổ áp xe, đau nhức và có thể phát sốt là dấu hiệu của tình trạng này

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm chân răng có mủ

Khi có một trong các biểu hiện kể trên, người bệnh cần thăm khám ngay để kịp thời tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. Tình trạng viêm chân răng có áp xe có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Bệnh viêm nha chu: Bệnh không được điều trị dứt điểm, tái phát nhiều lần hoặc viêm nha chu cấp tính có thể làm cho vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong tuỷ răng. Từ một ổ mủ ở chân răng, phần xương răng xung quanh chân răng sẽ nhanh chóng bị tấn công, tiêu biến. Nướu tụt xuống làm răng mất đi điểm tựa, lung lay và có thể mất răng.
  • Viêm tủy răng: Viêm chân răng có mủ cũng có thể do viêm tủy răng phát triển thành. Vi khuẩn từ lỗ sâu trên bề mặt răng đào sâu vào bên trong, gây viêm buồng tuỷ răng khiến tủy răng bị sang chấn, nhiễm trùng lâu ngày và chết hoàn toàn. Từ đây, vi khuẩn tiếp tục lan sâu xuống cuống răng và hình thành ổ áp xe ở chân răng. Theo các chuyên gia thì trường hợp này dễ gây biến chứng nhiễm trùng máu nhất.
  • Một số nguyên nhân ít gặp khác: Ngoài 2 bệnh lý răng miệng kể trên trực tiếp gây ra tình trạng viêm chân răng hình thành ổ mủ thì còn có thể do tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân bị nhiễm trùng trên nền bệnh tiểu đường, răng khôn mọc lệch, chấn thương khớp cắn lâu ngày…

Biến chứng thường gặp của bệnh

Viêm chân răng có mủ nói riêng và tình trạng có ổ áp xe trong khoang miệng nói chung luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt biến chứng như:

  • Vỡ túi mủ ở chân răng, nhiễm trùng toàn khoang miệng
  • Ổ áp xe làn rộng từ chân răng ra xương hàm, thậm chí có thể biến chứng viêm màng não mủ
  • Nhiễm trùng chân răng hoàn toàn có thể gây ra sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết đe doạ tính mạng

Để kịp thời phát hiện biến chứng do viêm chân răng có ổ mủ gây ra, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời khi gặp phải các triệu chứng như:

  • Sốt cao không hạ được sau khi uống thuốc hạ sốt
  • Khó nuốt nước bọt, khó vận động hàm
  • Huyết áp, nhịp tim tăng so với bình thường
  • Mệt mỏi, lờ đờ, không tỉnh táo
biến chứng viêm chân răng có mủ
Nếu nhận thấy tình trạng lờ đờ mệt mỏi, sốt cao người bệnh cần thăm khám ngay

Cách điều trị viêm chân răng có mủ

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa đầu ngành, tình trạng nhiễm trùng này chỉ có thể được điều trị hiệu quả bằng các biện pháp y học hiện đại.
Nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa viêm chân răng tại nhà, viêm chân răng có mủ uống thuốc gì thì cần cân nhắc vì kết quả sẽ không thể như mong đợi, không thể điều trị triệt để được. Tốt nhất, hãy thăm khám nha khoa khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở răng miệng.

Tình trạng này sẽ được chẩn đoán chính xác thông qua thăm khám lâm sàng, chụp Xquang và một số xét nghiệm cần thiết. Tiếp đó, dựa trên mức độ viêm cụ thể ở chân răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Việc điều trị tình trạng chân răng viêm có ổ mủ cần tuân thủ nguyên tắc sau đây:

  • Cô lập khối mủ nhiễm trùng ở chân răng bằng thuốc kháng sinh
  • Giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm bằng thuốc hoặc sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp
  • Loại bỏ hoàn toàn ổ viêm bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật thích hợp

Điều trị viêm nhiễm trùng chân răng có mủ khởi phát

Với tình trạng viêm chân răng có ổ áp xe khởi phát, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để bệnh nhân điều trị ban đầu. Các loại thuốc được dùng trong trường hợp này thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau. Dựa trên nguyên nhân cụ thể gây áp xe chân răng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng sinh: Các chất kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, từ đó chúng dần dần bị tiêu diệt và không thể phát triển thêm. Việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc nhằm mục đích khống chế ổ mủ, không cho nó lan rộng sang khu vực xung quanh và tiêu diệt tác nhân đích gây viêm – vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như: metronidazole, tetracyline, penicilline, docyxyline, amoxicillin,… Nếu bị viêm nha chu dẫn đến áp xe chân răng thì thường cần sử dụng thêm các loại kháng sinh dạng gel bôi ngoài da để tăng cường hiệu quả diệt khuẩn.
  • Thuốc kháng viêm: Đây là nhóm thuốc rất cần thiết đối với tình trạng viêm sưng chân răng có mủ. Thuốc sẽ làm giảm tình trạng sưng tấy, phù nề, ửng đỏ ở nướu và chân răng. Một số loại thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid sẽ được cân nhắc sử dụng để mang lại hiệu quả kháng viêm tốt hơn.
  • Thuốc giảm đau: Panadol, Ibuprofen… là những loại thuốc giảm đau thường được sử dụng để giảm nhanh cảm giác đau nhức ở răng bị viêm có mủ. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, không có tác dụng điều trị triệt để tình trạng này.

Trên thực tế, các loại thuốc kể trên không chỉ được sử dụng để điều trị ban đầu. Thuốc được dùng xuyên suốt quá trình chữa bệnh để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn và giảm nhẹ triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về chữa trị tại nhà vì có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn quá phát, kháng kháng sinh rất phức tạp.

thuốc điều trị
Dùng thuốc là biện pháp điều trị bắt buộc xuyên suốt đối với tình trạng này

Điều trị bằng thủ thuật

Khi nhận thấy tình trạng ổ mủ ở chân răng bị viêm nhiễm ở mức độ cần phải can thiệp bằng thủ thuật nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Tuỳ thuộc vào mức độ viêm nhiễm, độ nông – sâu của ổ mủ và các ảnh hưởng liên quan khác mà thủ thuật, phẫu thuật phù hợp sẽ được chỉ định. Sau đây là tổng hợp các loại thủ thuật được áp dụng để điều trị viêm chân răng có mủ:

  • Chích rạch, dẫn lưu ổ mủ: Tại vị trí cuống răng hình thành ổ mủ, sưng đỏ lợi, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật trích rạch lợi, tiếp cận khối mủ bằng 1 vết cắt nhỏ rồi đặt dẫn lưu cho mủ thoát hết ra ngoài.
  • Điều trị tủy răng: Buồng tuỷ răng bị viêm cần được xử lý kỹ càng bằng thủ thuật nạo vét ống tủy, làm sạch và bít kín lại rồi bọc sứ bên ngoài để ngăn cản vi khuẩn tiếp tục xâm nhập gây viêm từ tủy ra chân răng.
  • Cắt cuống răng: Ổ nhiễm trùng ở cuống răng được xử lý bằng thủ thuật dẫn lưu xong, bác sĩ tiến hành cắt cuống răng đó để loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe.
  • Nhổ răng chết tủy: Trong trường hợp răng bị viêm có mủ ở chân đã chết tủy hoàn toàn hoặc hư hỏng quá nặng thì cần phải nhổ bỏ. Không chỉ để loại bỏ ổ mủ tại chân răng mà ngay khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật nạo vét ổ mủ ở xương hốc răng. Răng giả sẽ được trồng vào vị trí này khi đã hoàn toàn hồi phục.

Với các trường hợp viêm chân răng có mủ thể nặng, viêm nhiễm lan sang xương hàm và các răng khác thì cần điều trị phức tạp hơn. Lúc này các thủ thuật như mài chỉnh khớp cắn, nắn chỉnh răng, phẫu thuật xương hàm sẽ được cân nhắc sao cho phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân.

Một số lưu ý về chế độ chăm sóc và dinh dưỡng

Trong quá trình điều trị viêm chân răng có mủ, người bệnh cần phối hợp với chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng sau đây:

  • Ưu tiên các món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hoá, thực phẩm mềm và loãng để tránh gây áp lực lên răng đang điều trị; lưu ý hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường và acid ít nhất 1 tháng sau khi điều trị.
  • Chăm sóc răng đúng cách và thường xuyên bằng việc đánh răng 2 lần/ngày; dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước làm sạch thức ăn và mảng bám trong kẽ răng sau mỗi lần ăn uống; dùng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ; tuân thủ lịch khám răng, lấy cao răng định kỳ.

Tình trạng viêm chân răng có mủ sẽ được điều trị khỏi nhanh chóng và triệt để nếu bạn chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình hàng ngày. Phát hiện sớm biểu hiện bệnh và thăm khám ngay là biện pháp tốt nhất để phòng tránh những biến chứng không mong muốn cho sức khỏe.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 10/06/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *