Vì Sao Trẻ Chậm Mọc Răng? Các Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Trên các diễn đàn mạng xã hội hiện nay, các bậc phụ huynh bàn luận khá nhiều về vấn đề trẻ chậm mọc răng. Nếu trẻ sau 12 tháng chưa có dấu hiệu mọc răng, tức là lúc này răng của trẻ đang bị chậm mọc so với các bé khác cùng lứa tuổi.  Nếu gặp phải tình trạng này cha mẹ nên đưa bé tới thăm khám bác sĩ sớm để có biện pháp khắc phục sớm kịp thời. Tránh để tình trạng diễn ra quá lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho trẻ.

Tìm hiểu về quá trình mọc răng của trẻ

Trước khi thi tìm hiểu về nguyên do làm trẻ chậm mọc răng, các phụ huynh cần nắm rõ về toàn bộ quá trình mọc răng của trẻ. Theo chu kỳ thông thường, các bé sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi đã bước vào thời kỳ khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này răng sẽ mọc dần và hoàn thiện đầy đủ vào khoảng 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi.

Nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ mọc răng theo đúng tiến trình như vậy. Có khá nhiều trường hợp trẻ mọc răng từ rất sớm hoặc cũng có bé qua 1 tuổi nhưng răng vẫn chưa mọc. Vậy những nguyên nhân làm trẻ chậm mọc răng là gì?

Quá trình mọc răng của bé
Quá trình mọc răng của bé

Thực tế quá trình mọc răng của các bé là khác biệt nhau. Sẽ có bé răng mọc sớm hơn so với lứa tuổi, nhưng cũng có bé mọc chậm hơn so với các bạn bè cùng trang lứa. Cụ thể chúng ta có thể tính số răng sẽ mọc theo đúng quá trình của bé bằng cách lấy số tháng tuổi và trừ đi 4. Lúc trẻ bắt đầu được 6 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên.  Sau đó răng sẽ mọc dần từ phần răng cửa ở hàm dưới.  Theo thời gian, răng sẽ mọc tới phần răng cửa hàm trên. Tiếp theo sẽ là những chiếc răng cối và cuối cùng là răng nanh.

Tới chiếc răng cối sữa thứ hai tức là bộ răng sữa của bé ở thời điểm này đã mọc đủ. Cho tới lúc bé được khoảng 3 tuổi, hàm trên sẽ có 10 chiếc và hàm dưới cũng có 10 chiếc răng.  Nhưng nếu phụ huynh quan sát thấy bé đã được 13 tháng tuổi nhưng chưa có dấu hiệu răng nhú lên, điều này cho thấy trẻ đã bị chậm mọc răng.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.

Các mốc thời gian mọc răng quan trọng của trẻ

Các phụ huynh muốn nắm rõ về quá trình mọc răng của trẻ cần biết được thứ tự mọc răng và những tiêu chuẩn cụ thể. Ở một đứa trẻ thông thường giai đoạn mọc răng trên diễn ra theo quá trình như sau:

  • Khi bé được khoảng sáu đến bảy tháng tuổi, chiếc răng cửa đầu tiên sẽ mọc.
  • Từ tháng thứ 11 trở đi, bé sẽ mọc thêm 4 chiếc răng cửa giữa, bao gồm cả răng ở hàm trên và hàm dưới.
  • Từ tháng thứ 15, bé tiếp tục mọc thêm 4 răng cửa bên. Lúc này này bé đang hoàn thiện đầy đủ 8 răng cửa.
  • Tính từ tháng thứ 19, răng của bé sẽ tiếp tục mọc 4 chiếc là răng hàm nhỏ.
  •  Bé sẽ mọc thêm 4 chiếc răng nanh từ tháng thứ 23.
  •  Khi đã tới tháng thứ 27 trẻ sẽ mọc thêm được bốn chiếc răng số 5.
  • Từ lứa tuổi 6 đến 12 tuổi, bé sẽ bắt đầu quá trình mọc răng vĩnh viễn. Răng khôn sẽ mọc muộn hơn, thường bắt đầu từ tuổi 17 trở đi.
Những thời điểm bé phát triển răng
Những thời điểm bé phát triển răng

Dấu hiệu nhận biết bé mọc răng chậm

Chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu con mọc răng chậm khi thấy bé đã qua 12 tháng tuổi nhưng chưa có răng sữa.

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, quá trình mọc răng theo chu kỳ tự nhiên của bé sẽ bắt đầu từ tháng thứ 6 cho đến khi con vào khoảng 2 tuổi rưỡi. Răng của con lúc này sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa. Nhưng khi phụ huynh theo dõi thấy con đã qua 12 tháng tuổi và chưa có dấu hiệu mọc răng, cần sớm có biện pháp xử lý.

Với trẻ nhỏ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể của bé vẫn có thể phát triển đồng đều về thể chất và không có dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Đây có thể được xem là tình trạng sinh lý thông thường của bé.

Nhưng phụ huynh cần lưu ý, khi bé vừa chậm răng vừa có các dấu hiệu: Cơ thể suy dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng đều thiếu, bé khó ngủ và hay đổ mồ hôi trộm vào ban đêm,… Có thể tạm thời nhận định rằng, bé đang gặp vấn đề về nguồn dinh dưỡng được bổ sung hàng ngày.

Khi đó, phụ huynh cần quan tâm tới tình trạng sức khỏe của con và đưa con tới gặp bác sĩ nha khoa để có hướng xử lý phù hợp.

Các nguyên nhân làm trẻ chậm mọc răng

Trẻ bị chậm mọc răng có rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Các bậc phụ huynh có thể theo dõi một số nguyên nhân dưới đây để xác định cụ thể nguyên do bé mọc răng chậm.

Những nguyên nhân khách quan:

  • Do yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân phổ biến làm bé chậm mọc răng. Rất có thể mọi người trong gia đình bạn có người từng có tiền sử về mọc răng muộn. Lúc này phụ huynh cần phải chờ đợi và quan sát thêm một thời gian để răng của bé có thể mọc bình thường.
  • Khi trẻ bị sinh thiếu tháng, đây cũng là nguyên nhân có thể khiến răng mọc muộn hơn. Ở thời điểm trẻ sinh non, cân nặng chưa đủ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé so với những đứa trẻ trẻ được sinh đúng ngày và đủ cân nặng.
  • Nếu khoang miệng của bé bị nhiễm khuẩn, bị viêm lợi cũng có thể ngăn cản quá trình mọc răng của bé. Bởi các nấm ngứa cùng nhiều vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong khoang miệng, làm nướu và lợi của bé bị tổn thương. Do vậy bé sẽ có mọc răng muộn hơn và có thể xuất hiện hơi thở có mùi hôi khó chịu, bé cũng quấy khóc vì lợi bị đau.
Trẻ chậm mọc răng nguyên nhân do đâu
Trẻ chậm mọc răng nguyên nhân do đâu

Những nguyên nhân chủ quan:

  • Với những trẻ bị suy tuyến giáp việc chậm mọc răng là điều không thể tránh khỏi với những trường hợp này. Bé cần sớm có được sự can thiệp từ y tế, bởi tuyến giáp bị suy còn là nguyên nhân dẫn tới khả năng chậm nói, chậm đi và bé bị thừa cân.
  • Trẻ không được bổ sung đầy đủ Vitamin D, cơ thể sẽ không có đủ dưỡng chất để phát triển ổn định cấu trúc răng và xương. Bé khó tránh khỏi nguy cơ mọc răng muộn. Lúc này phụ huynh cũng cần tận dụng bổ sung lượng vitamin D phù hợp cho trẻ.
  • Thiếu canxi cũng là một yếu tố tác động tới quá trình mọc răng của các con. Khi cơ thể không đủ nguồn vitamin D sẽ làm nguồn canxi không được hấp thụ đủ. Mầm răng do đó không thể nhú dài dù đã qua thời gian mọc.  Đặc biệt nếu trong 6 tháng đầu đời, mẹ cho trẻ bú sữa nhưng lại ăn kiêng, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Tình trạng này sẽ làm nguồn sữa bị thiếu canxi khá trầm trọng.
  • Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến là bé bị thiếu Vitamin K2. K2 chính là thành phần giúp đưa canxi vào xương và hỗ trợ cho quá trình mọc răng của bé. Vì vậy, dù cơ thể của trẻ được cung cấp đủ canxi và vitamin D nhưng thiếu K2 cũng sẽ  gây gián đoạn trong quá trình mọc răng.
  • Nếu bé hấp thu quá nhiều lượng phốt pho, sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Khi đó, bé không chỉ bị chậm mọc răng, còn có khả năng mắc phải một số bệnh nguy hiểm khác như:  Xơ cứng mạch máu, tim phình to và suy thận.
  • Bé bị suy dinh dưỡng, cơ thể không đủ nguồn năng lượng để duy trì cho các hoạt động sẽ làm răng mọc khá muộn. Do đó phụ huynh cần hết sức chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
  • Cùng với các nguyên nhân trên bé cũng có thể bị chậm mọc răng khi mắc phải hội chứng down,  hoặc xảy ra các vấn đề bất thường ở phần tuyến yên.
Nguồn dinh dưỡng không đủ đáp ứng cho cơ thể
Nguồn dinh dưỡng không đủ đáp ứng cho cơ thể

Trẻ chậm mọc răng có phải bệnh nguy hiểm không?

Nếu thấy con có dấu hiệu chậm mọc răng, các vị phụ huynh cũng không nên quá lo lắng sốt ruột. Thực tế răng bị chậm mọc không gây ra các nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bạn cũng không cần so sánh về thời điểm mọc răng của con với những đứa trẻ khác, bởi quá trình mọc răng của các bé là khác nhau. Có không ít trường hợp trẻ nhỏ ngay từ tháng thứ 4 đã bắt đầu mọc răng và cũng có nhiều bé tới khoảng 9 – 10 tháng tuổi ,chiếc răng đầu tiên bắt đầu mọc. Tùy theo từng trẻ nhỏ, bộ răng sữa sẽ mọc đủ cho tới khi bé 2 đến 3 tuổi.

Chúng ta đều biết, trẻ bị thiếu canxi sẽ bị chậm mọc răng. Nhưng điều này không có nghĩa là khi bé mọc răng sớm tức là cơ thể đủ canxi. Có không ít trường hợp khi trẻ vừa sinh ra đã có chiếc răng đầu tiên. Đây hoàn toàn là những dấu hiệu sinh lý bình thường. Nếu con của bạn được khoảng 3 tháng tuổi và bắt đầu mọc răng, hãy chú ý tới chế độ ăn uống cho các bé. Bởi lúc này này trẻ có thể bị đau nhức và sốt gây ra tình trạng mệt mỏi và chán ăn.

Nếu thấy thời gian trẻ chậm mọc răng đã quá lâu, cha mẹ hãy chú ý tới các biểu hiện sức khỏe của trẻ. Nếu răng sau một thời gian quá dài không thể mọc, rất có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Bộ răng vĩnh viễn của con sẽ bị mọc lệch do quá trình mọc răng sữa quá muộn.
  • Răng vĩnh viễn có thể đồng thời mọc cùng với răng sữa, gây ra tình trạng răng đôi. Lúc này,  răng vĩnh viễn và răng sữa có thể tồn tại cùng với nhau và hình thành hai hàm răng.
  • Phần bao quanh thân răng của bé có thể bị viêm, bởi lý do răng vẫn còn nằm sâu bên dưới và không thể nhú ra khỏi mặt nướu.
  • Bé hoàn toàn có khả năng bị sâu răng dù răng vẫn còn ở bên dưới. Các vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập và gây bệnh bình thường. Tình trạng sâu có thể lây lan sang nhiều răng khác khiến bé đồng thời bị hỏng nhiều chiếc răng.
Chậm mọc răng có thể làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn
Chậm mọc răng có thể làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn

Trẻ chậm mọc răng cần phải làm gì?

Ngoài việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bé khi thấy bé bị chậm mọc răng, chúng ta cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những cách xử lý kịp thời nhất.

Đặc biệt ngay từ giai đoạn mang thai  cũng như đang cho con bú, các chị em cần chú ý về nguồn dưỡng chất bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Tránh việc ăn kiêng quá mức làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con. Trong thực đơn, canxi và vitamin là những thành phần dưỡng chất thiết yếu để bé có thể phát triển một cách toàn diện.

Các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp bé nhanh mọc răng hơn:

Giúp trẻ chậm mọc răng thay đổi các thói quen sinh hoạt mỗi ngày

Có thể bạn không biết, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố có nhiều tác động tới quá trình mọc răng của bé. Phụ huynh tham khảo một số điều dưới đây:

  • Tăng cường bổ sung thêm lượng vitamin D và canxi cho bé mỗi ngày. Ngoài thực phẩm ăn uống, chúng ta có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho con dùng thuốc bổ khi chưa nắm được nhiều lượng thích hợp với thể trạng của con.
  • Bạn nên đưa bé đi tắm nắng vào thời điểm sáng sớm ngay từ khi bé được 1 tháng tuổi. Đây là thói quen tốt nên duy trì cho tới khi bé đã biết đi. Được tắm nắng khoảng 15 đến 30 phút hàng ngày sẽ kích thích quá trình mọc răng của trẻ.
Duy trì các thói quen tốt
Duy trì các thói quen tốt

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé

Dinh dưỡng vừa là yếu tố tác động tới sự phát triển toàn diện của con, vừa có mối quan hệ mật thiết với quá trình mọc răng. Do vậy các bé cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng quan trọng để cơ thể luôn phát triển thật khỏe mạnh.

  • Phụ huynh bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa, cùng nguồn chất béo có lợi vào khẩu phần ăn uống của con hàng ngày, để cơ thể bé được cung cấp đủ dưỡng chất.
  • Trong quá trình xây dựng tháp dinh dưỡng cho bé chậm mọc răng, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố: Lượng tinh bột, chất đạm, chất béo và đường. Bé cần được bổ sung nguồn đạm động vật ngay từ khi ăn dặm. Chúng ta có thể thêm dầu ăn vào trong cháo hoặc bột của bé với một lượng nhỏ.
  • Ngoài ra, các bé cũng nên ăn nhiều loại trái cây hoặc uống thêm nước ép hoa quả.
  • Cùng với sữa mẹ, phụ huynh hãy chú ý cho bé ăn thêm sữa chua và phô mai để tăng cường dưỡng chất. Lưu ý không pha sữa với nước cháo, nước bột hay các loại nước rau củ và nước khoáng. Việc pha loãng sữa sẽ làm bé giảm khả năng hấp thụ lượng canxi cần thiết.
  • Bé cũng cần có thời gian biểu ăn uống phù hợp và tránh sử dụng nhiều đồ ăn vặt.
  • Cha mẹ cho các bé ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động hàng ngày. Đây là cách giúp bé ăn ngon miệng hơn và dễ dàng hấp thu nhiều dưỡng chất.
Chú ý tới chế độ dinh dưỡng
Chú ý tới chế độ dinh dưỡng

Phụ huynh đưa trẻ chậm mọc răng đến khám ở đâu?

Tuy rằng trẻ chậm mọc răng không gây ra nguy hiểm. Nhưng để hạn chế việc xảy ra các biến chứng về sức khỏe răng miệng của trẻ, bạn nên đưa bé đi khám nếu bé đã qua 12 tháng tuổi và chưa mọc răng. Phụ huynh có thể đưa con tới khám tại một số địa chỉ bệnh viện, phòng khám dưới đây:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương nằm trên phố Tràng Thi, thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Số điện thoại liên hệ tới bệnh viện:  02438269722.
  • Bệnh viện Nhi Trung Ương có địa chỉ tại đường La Thành, nằm trên quận Đống Đa Ba của thành phố Hà Nội. Số điện thoại của Bệnh viện Nhi: 0246738532.
  • Bệnh viện Việt Nam Cuba Địa chỉ thuộc số 37 Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội. Số điện thoại liên hệ bệnh viện: 02438253304.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về tình trạng trẻ chậm mọc răng chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về quá trình mọc răng của con và có các biện pháp khắc phục kịp thời nhất.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 30/05/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *