Trẻ Bị Đau Răng Phải Làm Sao? Cách Điều Trị Cấp Tốc, Hiệu Quả

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt xấu, sâu răng, viêm lợi,… Bé đau răng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vậy phải làm sao khi trẻ đau răng? Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả sẽ được nêu rõ ở nội dung dưới đây. 

Trẻ bị đau răng là gì? Dấu hiệu điển hình

Trẻ bị đau răng là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đối với những trẻ em bị đau răng sưng má giai đoạn đầu thường khó có thể phát hiện. Thế nhưng bệnh lý này vẫn có thể nhận biết qua một vài dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện những đốm trắng đục hoặc nâu trên bề mặt răng hoặc kẽ răng. Đây là những triệu chứng khi sâu răng mới bắt đầu manh nha phát triển, giai đoạn từ 6 tháng đến 1 năm. Khi đã được 2-4 năm, sâu ăn sâu đến ngà răng bạn sẽ thấy xuất hiện những lỗ nhỏ ở răng của bé.
  • Các lỗ sâu răng bắt đầu phát triển to hơn, gây cảm giác đau nhức, ê buốt. Đặc biệt răng của trẻ trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn nóng, lạnh, chua, ngọt,…
  • Dấu hiệu tiếp theo khi trẻ bị đau răng chính là thường xuyên ôm miệng la khóc. Lúc này sâu răng đã ăn sâu đến tủy, bố mẹ cần đưa bé đến gặp nha sĩ để điều trị.
Trẻ bị đau răng là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ bị đau răng là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ em

Như chúng tôi đã nói ở trên, trẻ bị đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ em ăn quá nhiều bánh kẹo

Đây là nguyên nhân đầu tiên không thể bỏ qua gây nên những cơn đau. Việc trẻ nhỏ thích và ăn nhiều bánh kẹo là điều rất dễ hiểu. Nhưng nếu ăn nhiều trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và hình thành nên những chiếc răng sâu khiến bé bị đau răng. Hiện nay, trẻ 4 tuổi bị đau răng, trẻ 3 tuổi bị đau răng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Khi bị sâu răng sẽ kèm theo những cơn đau nhức rất khó chịu cho trẻ.

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày không đúng cách

Nhiều trẻ em không có thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày. Hoặc có vệ sinh nhưng lại không đúng cách, dẫn đến tình trạng đau răng. Khi bị đau răng trẻ có xu hướng không muốn vệ sinh răng miệng. Điều này làm cho các cơn đau răng diễn ra nhiều hơn và nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm.

Trồng răng Implant (Cấy ghép implant) là kỹ thuật tái tạo chân răng bị mất bằng cách cấy chân răng nhân tạo làm từ titanium trực tiếp vào xương hàm. Quá trình tích hợp sinh học này sẽ diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng tùy theo cơ địa mỗi người và loại trụ implant chọn cấy ghép. Đây được xem là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay với độ bền chắc cao và vẻ đẹp tự nhiên như răng thật. Cấu trúc của răng implant bao gồm 3 phần: Mão sứ, Khớp kết nối Abutment, Trụ Titanium.
  • Do bé bị sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị đau răng sưng má. Sở thích của trẻ nhỏ là ăn bánh kẹo ngọt, các bé lại chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng thường xuyên. Bởi vậy những mảng bám thừa sẽ còn lại trong răng gây bệnh sâu răng, sinh đau nhức.

Sâu răng làm trẻ bị đau nhức, khó chịu
Sâu răng làm trẻ bị đau nhức, khó chịu
  • Trẻ nhỏ bị chấn thương răng

Một nguyên nhân gây ra đau răng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ là do chấn thương. Trong khi chơi đùa, trẻ em không thể tránh khỏi việc bị ngã hay những va đập mạnh khiến răng bị chấn thương, dẫn đến đau nhức.

  • Mục xương răng

Chắc rằng rất nhiều người sẽ thắc mắc vì sao trẻ còn nhỏ vậy mà đã bị mục xương răng? Trường hợp này dễ xảy ra nhất khi bé mọc răng bị lệch hoàn toàn khỏi hàng. Việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn, lâu ngày khiến răng của bé bị mục. 

  • Mọc răng

Thông thường khi bé mọc răng sẽ gây ra tình trạng sưng, đau nhức răng. Bố mẹ chú ý nếu lợi của bé đang có hiện tượng sưng thì dễ là bé chuẩn bị mọc răng. 

Mọc răng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức ở bé
Mọc răng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức ở bé
  • Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến răng bị tổn thương, sâu răng. Triệu chứng rõ rệt giúp bạn biết con mình đang gặp phải tình trạng áp xe răng đó là đau răng dữ dội. 

  • Viêm nướu răng

Trẻ bị đau răng cũng có thể nguyên nhân do bé bị viêm nướu gây ra. Lúc đó bé sẽ bị đau răng, đau nướu, chảy máu phần nướu, xuất hiện túi mủ xung quanh nướu. 

Trẻ bị đau răng có nguy hiểm không? Biến chứng

Nhiều người nghĩ trẻ bị đau răng không có gì nghiêm trọng. Thế nhưng suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm, bởi sâu răng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cụ thể như:

Về mặt sức khỏe

Đau răng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Khi bị đau răng trẻ em sẽ khó nhai như bình thường, cảm giác không ngon miệng. Không những vậy cơn đau sẽ làm bé khó ngủ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Khi bé bị đau răng, các bậc phụ huynh cần đưa bé đi khám chữa để nắm rõ được tình trạng bệnh. Tránh trường hợp xấu xảy ra khiến bé bị mất răng hoặc tạo thành những biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể:

  • Trẻ bị đau răng do viêm tủy có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như: Hoại tử tủy, áp xe răng, nhiễm trùng răng sữa ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn về sau.
  • Nguy cơ bị viêm hạch, viêm tủy xương, viêm xoang hàm trên, viêm mô tế bào,.. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị nhiễm trùng, sốt xuất huyết, nặng hơn nữa là viêm màng não và có thể dẫn đến tử vong nếu bố mẹ chủ quan khi thấy bé đau răng không khỏi.
  • Đau do răng sâu khiến hơi thở có mùi khó chịu, khiến bé thiếu tự tin khi giao tiếp. 
  • Ngoài ra, sâu răng còn khiến cho trẻ bị nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn nhịp tim, rối loạn khớp ở thái dương. 
Trẻ bị đau răng làm cho tình trạng sức khỏe giảm sút
Trẻ bị đau răng làm cho tình trạng sức khỏe giảm sút

Về mặt tinh thần

Khi trẻ bị đau răng thường không thích việc vui chơi hay hoạt động. Điều này làm ảnh hưởng tới đời sống và tinh thần của các bé. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé trở nên trầm mặc, ít nói, thu mình vào một góc. 

Về học tập

Đau răng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến vấn đề học tập của trẻ. Trẻ bị đau răng sẽ rất khó tập trung, việc tiếp thu bài cũng trở nên khó khăn. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của bé.

Điều trị trẻ bị đau răng như thế nào?

Điều trị sâu răng có rất nhiều biện pháp khác nhau, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để lựa chọn cách chữa phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chữa bé đau răng hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng.

Mẹo dân gian chữa bé đau răng hiệu quả

Trẻ bị đau răng ở giai đoạn đầu, các cơn đau thưa thớt và chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày bố mẹ có thể lựa chọn mẹo dân gian để cải thiện bệnh. Một số mẹo dân gian đơn giản với nguyên liệu dễ tìm chữa đau nhức răng như:

  • Sử dụng hoa cúc vàng điều trị đau răng: Bạn chuẩn bị 5 cành cúc hoa vàng, nhổ các cánh hoa ra và rửa sạch. Ngậm và nhai nát cánh hoa để các tinh chất thẩm thấu vào chỗ sâu răng, giúp giảm đau. Mỗi ngày thực hiện phương pháp này từ 1-3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Thảo dược hoa cúc giảm tình trạng đau của bé hiệu quả, an toàn
Thảo dược hoa cúc giảm tình trạng đau của bé hiệu quả, an toàn
  • Ngậm nước muối hằng ngày: Hiệu quả trị đau răng bằng ngậm nước muối không chỉ được dân gian công nhận mà rất nhiều nhà sĩ cũng khuyên dùng. Súc miệng nước muối hằng ngày giúp sát khuẩn và loại bỏ vi khuẩn có hại. Theo đó mẹ lấy muối pha loãng với nước ấm và hướng dẫn bé súc miệng, ngậm nước muối trong vòng 30 giây trước khi nhổ ra. Mỗi ngày thực hiện 4-5 lần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Chữa sâu răng bằng trà bạc hà: Những tinh chất trong trà bạc hà giúp làm dịu các cơn đau, đánh bay mùi hôi khó chịu trong khoang miệng nhờ khả năng gây tê, kháng khuẩn cực tốt. Mẹ lấy lá bạc hà khô rửa sạch, sau đó đem hãm với 100ml nước sôi. Đợi nước nguội bớt và cho bé uống hoặc súc miệng đều rất tốt.

Chữa trẻ em bị đau răng sưng má bằng Tây y

Có thể nói, Tây y là biện pháp chữa đau răng, sâu răng cho hiệu quả nhanh chóng và triệt để nhất hiện nay. Đây được coi là hướng điều trị tốt nhất cho trẻ bị đau răng. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ sâu răng mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị sâu răng gồm một số nhóm như:

  • Khi trẻ có dấu hiệu sâu răng, bậc phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh Spiramycin. Dùng thuốc đều đặn 3 lần/ngày, mỗi lần uống 2 viên.
  • Alphachymotrypsin: Đây là một trong những loại thuốc giảm đau, giảm sưng được kê đơn và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một số loại thuốc có khả năng giảm đau hiệu quả khác như: Tetracyline, Penicilline, Docyxyline, Amoxicilin,….

Thông tin hữu ích:

Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm viên, giảm đau nhức cho trẻ
Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm viên, giảm đau nhức cho trẻ

Can thiệp bằng các thủ thuật nha khoa

Sau khi dùng thuốc nhưng cơn đau ở răng của trẻ vẫn không thuyên giảm, lúc này bắt buộc phải can thiệp bằng các thủ thuật nha khoa. Một số bệnh lý cụ thể cần can thiệp thủ thuật nha khoa như:

  • Làm sạch và hàn răng sâu: Răng sâu chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau nhức răng ở trẻ. Với những lỗ sâu nông, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và hàn lại phần sâu đó. Nếu đau răng ở trẻ nặng, ăn sâu vào tủy cần tiến hành diệt tủy hoặc nhổ chiếc răng bị sâu.
  • Điều trị áp xe răng: Với những trẻ bị áp xe, bác sĩ sẽ tiến hành trích rạch phần chân răng để làm sạch mủ. Tiếp theo cần xử lý làm kín vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời sử dụng thuốc kháng viêm và nước súc diệt khuẩn giúp răng phục hồi nhanh hơn. 
  • Gắn chỉnh mão răng: Gắn chỉnh mão răng đối với phần răng bị nứt gãy sẽ giúp cấu trúc răng được ổn định hơn. Tất cả các thủ thuật cần tiến hành an toàn, đảm bảo được vệ sinh. 

Đông y giải pháp điều trị khi trẻ bị đau răng

Tình trạng đau nhức răng trong Đông y xuất phát từ bệnh lý liên quan đến thực- hư- hàn và tạng phủ trong cơ thể. Do đó để nhanh chóng chấm dứt cơn đau cần điều trị, nâng cao sức khỏe toàn thân.

Một số bài thuốc phổ biến để điều trị trẻ em bị đau răng hàm như:

  • Bài thuốc Định Thống Tán: Thành phần gồm băng phiến 0,6g, thạch cao 30g, thần sa 9g, bằng sa 15g. Bố mẹ đem sắc thuốc và chia ra làm 3 lần cho bé uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc Lục Vị Địa Hoàng: Thành phần gồm hoài sơn 0,96g, mẫu đơn bì 0,71g, phục linh 0,71g, trạch tả 0,71g, thục địa 1,15g. Sắc 1 thang và chia thành 3 lần uống hết trong 1 ngày.
  • Bài thuốc Thanh Vị Tán: Thành phần gồm đan bì 20g, hoàng liên 4g, đương quy 8g, thăng ma 8g, sinh địa 20g. Thuốc đem sắc và uống hết trong ngày.
Bài thuốc Lục Vị Địa Hoàng, giảm những cơn đau nhức cho trẻ an toàn hiệu quả
Bài thuốc Lục Vị Địa Hoàng, giảm những cơn đau nhức cho trẻ an toàn hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa trẻ em bị đau răng

Một số biện pháp phòng ngừa bé đau răng mà cha mẹ có thể áp dụng như:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ bị đau răng hằng ngày bằng nước muối ấm loãng để loại bỏ sạch các mảng bám ở trên răng. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đặc biệt là ăn vào buổi tối. 
  • Bổ sung cho bé những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau củ quả, trái cây. Vì thành phần dinh dưỡng có trong các thực phẩm này giúp chuyển đổi nước bọt thành khoáng chất, hạn chế để răng xuất hiện nhiều mảng bám, phòng ngừa sâu răng hiệu quả. 
  • Hạn chế để bé ngậm đồ ăn, thức uống trong miệng, việc này sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng tiếp xúc với răng lợi và gây ra tình trạng sâu răng. 
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để nhanh chóng phát hiện điều trị kịp thời.
Thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ, giúp bảo vệ răng miệng chắc khỏe
Thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ, giúp bảo vệ răng miệng chắc khỏe

Địa chỉ chữa cho bé bị đau răng uy tín

Dưới đây là một số địa chỉ uy tín chữa trẻ bị đau răng răng uy tín, chất lượng mà các bậc phụ huynh nên tham khảo:

Chữa bé đau răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương

Khoa Răng trẻ em một trong những khoa lớn của bệnh viện của Răng Hàm Mặt Trung ương. Nơi đây quy tụ đội ngũ y, bác sĩ tâm huyết với nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về răng miệng. Hơn nữa bệnh viện luôn cập nhật những kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến để việc chữa trị trở nên… Mỗi năm bệnh viện đã đón hàng nghìn lượt trẻ em tới khám và điều trị. 

  • Địa chỉ: Số 40 – Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, tại thành phố Hà Nội. 
  • SĐT: 024 3928 5172

Bệnh viện Nhi Trung ương

Khoa răng hàm mặt tại bệnh viện nhi Trung ương là địa chỉ mà các bậc phụ huynh có thể tin tưởng để đưa con em mình đến khám và điều trị các bệnh lý về răng.

  • Địa chỉ: Số 18/879 – La Thành, quận Đống Đa, tại thành phố Hà Nội.
  • SĐT: 024 6273 8532
Bênh viện nhi Trung Ương, cơ sở uy tín với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ lâu năm
Bênh viện nhi Trung Ương, cơ sở uy tín với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ lâu năm

Trung tâm Nha khoa Trẻ Em – ViDental kid

Trung tâm Nha khoa trẻ em – ViDental kid với đội ngũ bác sĩ dày dặn năm kinh nghiệm. Nơi đây kết hợp nghiên cứu và áp dụng công nghệ cao trong điều trị các bệnh về răng miệng, nha khoa thẩm mỹ. ViDental hiện đang là một trong những cơ sở uy tín, chất lượng nhất hiện nay.

  • Địa chỉ: Số 30 – Phạm Văn Đồng – Mai Dịch – Cầu Giấy – tại thành phố Hà Nội.
  • SĐT: 090 172 92 19

Bệnh viện Quân Y 175

Bệnh viện Quân Y 175 là cơ sở y tế chuyên điều trị cho các chiến sĩ và nhân dân miền Nam. Cùng với đội ngũ lâu năm, kỹ thuật khám chữa luôn đổi mới, bệnh viện ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

  • Địa chỉ: Số 786 trên đường Nguyễn Kiệm – P.3 – Gò Vấp – tại thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 0969 831 010

Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh được biết đến với nhiều trang thiết bị vượt trội, cùng đội ngũ bác sĩ tận tình. Theo đó tất cả các trang thiết bị tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đều được nhập khẩu từ các tập đoàn nha khoa lớn uy tín hàng đầu thế giới. Với tiêu chí luôn đặt người bệnh lên hàng đầu, đội ngũ bác sĩ đã không ngừng tìm và phát triển những phương pháp mới để giúp điều trị bệnh đau răng khôn, răng hàm, viêm nha chu,… được tốt hơn.

  • Địa chỉ: Số 75 trên đường Hải Thượng Lãn Ông – Bắc Hà – tại thành phố Hà Tĩnh.
  • SĐT: 02393 858 324

Khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai với hệ thống máy móc công nghệ hiện đại cấy ghép nha khoa, điều trị tủy răng, nắn chỉnh răng cố định, tẩy trắng răng bằng phương pháp quang trùng hợp. 

  • Địa chỉ: Số 78 – Giải Phóng – Đống Đa – tại thành phố Hà Nội.
  • SĐT: 0243 8693 731

Trên đây là một số thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị đau răng. Theo đó đau răng không nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác. Vì vậy khi có bất cứ vấn đề gì về răng miệng, bố mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

GỢI Ý DỊCH VỤ

Ngày Cập nhật 10/06/2023

Tình trạng răng bị sâu, viêm tủy cần được điều trị sớm để bảo tồn răng, cải thiện chức năng ăn nhai và tránh xảy ra tình trạng mất răng hàng loạt. Tuy nhiên nhiều người còn chần chừ chưa chữa trị do băn khoăn vấn đề giá điều trị tủy răng sẽ cao. Thực tế chi phí cho dịch vụ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở thực hiện, phương pháp áp dụng, tình trạng răng miệng của khách hàng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *