Viêm Nướu Chân Răng Uống Thuốc Gì? Cần Lưu Ý Điều Gì?
Nội dung chính
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì là câu hỏi của không ít bệnh nhân hiện nay. Bởi tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổ chức chân răng, thậm chí gây gãy răng hàng loạt. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì?
Viêm nướu chân răng được đánh giá là bệnh nghiêm trọng bởi ảnh hưởng của nó tới sức khỏe răng miệng và cơ thể là vô cùng lớn. Để đẩy lùi tình trạng này, việc sử dụng thuốc là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và tình trạng sức khoẻ của mỗi người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phù hợp nhất. Một số loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân viêm nướu chân răng phải kể tới:
Sử dụng thuốc hay viên uống hỗ trợ
Để điều trị viêm nướu chân răng nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh thường được kê đơn thêm các loại viên uống hỗ trợ. Các loại thuốc này có tác dụng cải thiện sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể:
- Vitamin C: Đây là thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp của các chất collagen của cơ thể từ đó giúp các vết viêm nhiễm nhanh hồi phục hơn. Ngoài ra, nếu thiếu vitamin C, tủy và nướu răng trở nên xốp hơn dễ bị lở loét. Do đó, bổ sung vitamin C có thể hỗ trợ đẩy lùi viêm lợi.
- Vitamin E: Vitamin E giúp ức chế tế bào gây viêm nhiễm sinh sôi, phát triển trong khoang miệng.
Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm
Để điều trị dứt điểm viêm nướu chân răng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh, kháng viêm,…. Các loại thuốc được chỉ định thường ở dạng bôi hoặc dạng uống. Cụ thể:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Đây là thuốc giúp ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng đồng thời đẩy lùi các vấn đề như bệnh nha chu, sâu răng, bệnh chân răng,.. Một số kháng sinh chữa viêm nướu chân răng phổ biến phải kể tới Beta-lactam, macrolid,…
- Nhóm thuốc corticosteroid: Đây là loại thuốc giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ do viêm nướu chân răng gây ra. Bởi chúng có tác dụng kháng viêm mạnh. Loại thuốc được sử dụng phổ biến phải kể tới dexamethason, prednisolon,…
- Thuốc kháng viêm non-steroid: Thuốc kháng viêm non-steroid cũng có tác dụng đẩy lùi sưng đỏ, đau nhức do viêm nhiễm gây ra. Một số loại thuốc được sử dụng nhiều nhất phải kể tới diclophenac, ibuprofen, meloxicam,…
- Nhóm thuốc giảm đau thông dụng: Thường được kê đơn phải kể tới aspirin, paracetamol,… Đây đều là thuốc giúp người bệnh loại bỏ triệu chứng sưng viêm, đau nhức khó chịu hiệu quả. Khi sử dụng, bệnh nhân không nên quá lạm dụng, nhất là với aspirin bởi nó có thể gây tác dụng phụ như sốt xuất huyết hay gây chảy máu.
- Nước súc miệng: Nước súc miệng giúp hỗ trợ đẩy lùi viêm nhiễm rất tốt. Nhiều sản phẩm chứa các thành phần chất kháng khuẩn như chlorine dioxide, hexetidine, chlorhexidine, zinc gluconate,… không chỉ loại bỏ mảng bám mà còn ngừa vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
Chữa viêm chân răng bằng thuốc Đông y
Khi thắc mắc viêm nướu chân răng uống thuốc gì, bên cạnh thuốc Tay, bạn có thể nghĩ tới các loại thuốc Đông y. Những loại thuốc trị viêm chân răng này có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính, ít khi gây ra tác dụng phụ. Thậm chí, thuốc Đông y chữa viêm nướu chân răng còn có thể sử dụng với cả trẻ nhỏ.
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm nướu chân răng hiệu quả phải kể đến như sau:
- Bài thuốc 1: Sử dụng 12g ngưu bàng, 6g bạc hà, 12g hạ khô thảo, 8g xích thược, 12g sơn chi, 20g liên kiều, 20g kim ngân hoa, 20g tạo giác thích đem sắc uống mỗi ngày 3 lần. Dùng liên tục trong 1 tháng.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 12g ngưu bàng, 8h bạc hà, 16g kim ngân hoa, 16g hạ khô thảo, 20g bồ công anh, 8g tạo giác thích sắc uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Dùng 32g sinh địa, 20g thạch cao, 8g chi tử, 3g hoàng liên, 6g tri mẫu, 6g hàng cầm, 32g thục địa, 32g huyền sâm sắc uống trong ngày. Mỗi ngày chia thang thuốc thành 3 lần uống và dùng trong 1 tháng.
Lưu ý khi chữa viêm nướu chân răng
Khi sử dụng thuốc chữa viêm nướu chân răng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ.
- Không tự ý mua thuốc về dùng, nhất là thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự dừng thuốc khi thấy tác dụng bởi có thể triệu chứng thuyên giảm nhưng nguyên nhân gây bệnh chưa được đẩy lùi hoàn toàn.Việc này còn dễ gây ra tình trạng kháng thuốc.
- Cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Bổ sung vitamin, canxi,… để cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh.
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng ngày 2 lần và có thể kết hợp thêm nước súc miệng để gia tăng hiệu quả.
Trong trường hợp viêm nướu nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Hiện nay, Nha Khoa ViDental là đơn vị đi đầu trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của người dân.
Đây là cơ sở xây dựng theo mô hình hệ sinh thái nha khoa phức hợp với đầy đủ các chức năng từ chăm sóc sức khỏe răng miệng, điều trị nội nha tới nha khoa thẩm mỹ. Đến với Vidental, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có nhiều năm trong lĩnh vực nha khoa. Nhiều bác sĩ từng có thời gian du học nước ngoài và tham gia nhiều khóa tu nghiệp nhằm nâng cao trình độ.
Với bệnh nhân viêm nướu chân răng, Vidental cũng ứng dụng các phương pháp khám chẩn đoán chính xác, có sự hỗ trợ từ thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến từ đó giúp xây dựng liệu trình phù hợp nhất với từng trường hợp. Hiện hệ thống phòng khám nha Vidental đã có liên kết trên toàn quốc, vì thế bạn cũng có thể dễ dàng thăm khám và điều trị hiệu quả dù ở bất kỳ đâu.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Vidental, bạn có thể liên hệ theo thông tin:
- Địa chỉ: LK 56, Đường số 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline: 098 793 3309.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi viêm nướu chân răng uống thuốc gì. Việc sử dụng thuốc chữa viêm nướu chân răng là cần thiết, nhưng bạn cần sử dụng đúng loại, đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất, không gây ra biến chứng. Hãy liên hệ với bác sĩ để được trợ giúp kịp thời nếu bạn chưa tìm được giải pháp phù hợp với tình trạng bản thân.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Ngày Cập nhật 30/05/2023
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!